Vừa qua, nhiều trường hợp y, bác sĩ sau đợt chống dịch Covid-19 đã nộp đơn xin nghỉ việc. Trong đó, phần lớn nguyên nhân là do lương thấp không đủ trang trải cuộc sống, tuy nhiên cơ sở y tế này lại không giải quyết đơn xin nghỉ việc của nhân viên mà còn có tình trạng ngâm hồ sơ nghỉ việc nhiều tháng, không trả tiền lương, ngừng đóng các loại bảo hiểm. Thậm chí là kỷ luật cảnh cáo nhân viên xin nghỉ việc dù không có lỗi vi phạm.
Theo quy định về xin nghỉ việc, thì người lao động phải được giải quyết đơn xin nghỉ việc. Vậy, trường hợp mà không có sự trả lời của người sử dụng lao động thì người lao động làm như thế nào để được nghỉ việc đúng luật?
Chấm dứt hợp đồng được hiểu thế nào?
Đơn phương chấm dứt hợp đồng là quyền không tiếp tục thực hiện hợp đồng của một bên chủ thể đã được giao kết từ trước. Đặc biệt là việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người lao động như một quyền quan trọng của người lao động nhằm đảm bảo ý chí của người lao động được thực hiện.
Theo đó, tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động do những nguyên nhân tất yếu.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chấm dứt hợp đồng lao động do cắt giảm lao động (bao gồm các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế và chấm dứt hợp đồng lao động do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã).
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Thông thường khi người lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn phải tuân thủ các quy tắc về quy trình xin nghỉ việc nhằm giúp người sử dụng lao động có thể tuyển dụng lao động kịp thời. Bên cạnh đó, việc bàn giao công việc cũng cần phải có thời gian và các thủ tục về lương và chốt sổ bảo hiểm cho người lao động.
Sau khi thực hiện thủ tục xin nghỉ như bình thường nhưng cơ sở y tế này không chấp thuận nghỉ việc đã là một trong những hành vi vi phạm nguyên tắc của hợp động và người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, tùy theo từng loại hợp đồng trong điều kiện bình thường muốn chấm dứt hợp đồng thì người lao động bắt buộc phải thông báo trước và được sự đồng ý của người sử dụng lao động mới được phép nghỉ việc.
Đơn phương chấm dứt nhưng không phải báo trước
Trong trường hợp như trên khi cơ sở y tế này không ra quyết định chấp thuận nghỉ việc mà còn nhưng trả lương cũng như đảm bảo các quyền lợi bảo hiểm cho người lao động thì căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước như sau:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Theo quy định trên thì bác sĩ này sẽ không phải thực hiện thủ tục đơn xin nghỉ việc thông báo như quy định bình thường vì cơ sở y tế này đã vi phạm nguyên tắc trả lương của người lao động mà còn kỷ luật vô căn cứ ảnh hưởng đến uy tín.
Như vậy, nếu người lao động rơi vào các trường hợp nêu trên thì có thể làm đơn xin nghỉ việc mà không cần phải có sự chấp thuận của người sử dụng lao động.
Mức phạt hành vi không trả lương đúng quy định
Trường hợp mà người sử dụng lao động ở đây là bệnh viên, cơ sở y tế này không thực hiện việc trả lương cho bác sĩ và bắt họ tiếp tục công việc là sai quy định. Căn cứ Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động như sau:
Theo đó, người lao động gửi đơn khiếu nại lần đầu về quyết định kỷ luật cũng như không trả lương trong thời gian dài đến người sử dụng lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết khiếu nại thì tiếp tục gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Trường hợp xảy ra vi phạm thì người sử dụng lao động phải hủy bỏ quyết định kỷ luật đối với người lao động, còn việc không trả lương đúng quy định người sử dụng lao động là cá nhân có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 5 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 - 10 người lao động.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 - 50 người lao động.
Phạt tiền từ 20 triệu đồng - 30 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 - 100 người lao động.
Phạt tiền từ 30 triệu đồng - 40 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 - 300 người lao động.
Phạt tiền từ 40 triệu đồng - 50 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, còn buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Lưu ý: tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt gấp 02 lần.
Như vậy, sau thời gian nộp đơn xin nghỉ việc theo thông lệ bình thường mà người sử dụng lao động không giải quyết cũng như ra các quyết định sai quy định. Thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần sự đồng ý của người sử dụng lao động, trường hợp người sử dụng lao động không trả lương cho người lao động có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng.
Cập nhật bởi nguyenhoaibao12061999 ngày 10/09/2022 01:31:21 CH