Xử lý thế nào đối với CP đi vay được vốn hoá theo Chuẩn mực 16

Chủ đề   RSS   
  • #190755 01/06/2012

    Conhan

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/02/2012
    Tổng số bài viết (48)
    Số điểm: 545
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 30 lần


    Xử lý thế nào đối với CP đi vay được vốn hoá theo Chuẩn mực 16

    Conhan có vướng mắc về CP lãi vay được vốn hoá của dự án đầu tư. Mong pakon cho ý kiến:

    1. Nội dung:
    - Công ty A thực hiện dự án đầu tư Nhà máy sản xuất. Cty vay vốn ngân hàng từ thời điểm T07/2009 và tạm ứng cho đơn vị Tổng thầu EPC thực hiện với số tiền 34,3 tỷ đồng (trong đó: 28.5 tỷ vay ngân hàng thương mại). Do các nguyên nhân khách quan như: kinh tế khủng hoảng, lạm phát dẫn đến Tổng mức đầu tư thay đổi, đơn vị tổng thầu sử dụng vốn tạm ứng của Chủ đầu tư sai mục đích..dẫn đến dự án bị gián đoạn và cty A phải điều chỉnh Tổng mức đầu tư và vay vốn bổ sung để hoàn thiện dự án. Đến thời điểm hiện tại dự án đã hoàn thành.
    - Cty A thuê đơn vị Kiểm toán kiểm toán Đầu tư xây dựng dự án. Kiểm toán viên đã yêu cầu doanh nghiệp loại CP lãi vay kế toán vốn hoá trong thời gian ngừng thực hiện dự án theo mục 16 Chuẩn mực 16 về Chi phí đi vay dẫn đến Tổng mức đầu tư và giá trị tài sản hình thành giảm:

    Tạm ngừng vốn hoá

    16. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết.

    17. Việc vốn hoá chi phí đi vay được tạm ngừng lại khi quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn một cách bất thường. Khi đó chi phí đi vay phát sinh được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ cho đến khi việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tiếp tục.

    - Kế toán đơn vị có ý kiến phản hồi như sau:
    + Tại thời điểm khi dự án đầu tư gián đoạn Ban giám đốc công ty đã có Tờ trình Hội đồng quản trị về việc phát sinh chi phí lãi vay tăng so với dự toán ban đầu và đề xuất bù đắp bằng Chi phí dự phòng do đơn vị chưa có hoạt động Sản xuất kinh doanh nên không thể ghi nhận vào CP SXKD trong kỳ theo Chuẩn mực 16. Hội đồng quản trị đã họp và chấp thuận phương án.
    + Căn cứ theo Thông tư số04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 về Hướng dẫn lập và quản lý đầu tư xây dựng công trình thì: Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, chi phí Quản lý dự án, Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác (trong đó có chi phí lãi vay trg quá trình thực hiện dự án) và CP dự phòng. Nội dug chi phí dự phòng bao gồm:

    3.7. Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

    - Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

    - Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án (tính bằng năm), tiến độ phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ số giá xây dựng.
    (Trích TT04/2010/TT-BXD)

    Như vậy theo TT04/2010/TT-BXD thì Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí dự phòng. Doanh nghiệp sử dụng chi phí dự phòng để thanh toán lãi vay trg thời gian dự án đầu tư bị gián đoạn không sai với nội dung hướng dẫn của Bộ xây dựng về Lập và quản lý dự án đầu tư. Do đó Kiểm toán viên không thể loại CP lãi vay trong thời gian gián đoạn khỏi Tổng mức đầu tư dự án và Giá trị tài sản hình thành trong quá trình XDCB

    Mong pakon cho ý kiến!
    Thanks
     
    16226 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận