Xử lý sai sót khi doanh nghiệp chuyển Quận đóng BHXH

Chủ đề   RSS   
  • #583739 30/04/2022

    ltd240195

    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:30/06/2022
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 1340
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 17 lần


    Xử lý sai sót khi doanh nghiệp chuyển Quận đóng BHXH

    Công ty mình đang chuyển địa điểm công ty từ Quận 3 sang Quận 1. Trong quá trình thay đổi nơi đóng BHXH có một số vướng mắc sau:
     
    1. Thời điểm báo tăng và báo giảm BHXH cho người lao động không khớp nhau (ví dụ như bên báo tăng đã nhận hồ sơ rồi mà bên báo giảm còn chưa được duyệt) thì mình có phải đóng phí BHXH cho người lao động 2 lần hay không?
     
    Như Tháng 1/2022 mình báo tăng ở Q1 và báo giảm ở Q3, Q1 ok trước Q3 nên mình đã đóng phí BHXH cho lao động ở Q3 rồi thì có cần phải đóng ở Q1 nữa không?
     
    2. Thứ hai là tiền đóng BHXH còn thừa hay thiếu của công ty khi chuyển Quận thì có được cộng dồn hay không? Ví dụ ở Q3 công ty mình còn dư thì tiền đó có được cộng tiếp khi sang Q1 hay không?
     
    447 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #583752   30/04/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Xử lý sai sót khi doanh nghiệp chuyển Quận đóng BHXH

    Về vấn đề của bạn,bạnị có thể tham khảo câu trả lời về việc chuyển nơi đóng BHXH khi thay đổi địa điểm kinh doanh của cơ quan Bảo hiểm xã hội tại liên kết này.
     
    Văn bản hướng dẫn trình tự thực hiện cũng đang áp dụng theo Công văn 1366/BHXH-THU năm 2011 về hướng dẫn quy trình chuyển nơi đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành.
     
    Theo đó, khi thay đổi địa chỉ công ty từ Quận này sang Quận khác, đơn vị sẽ phải làm thủ tục báo giảm ở nơi tham gia cũ, sau khi thực hiện xong thì mới báo tăng ở nơi mới. Do đó, bạn yên tâm là sẽ không có đóng trùng ở hai nơi. Nếu chưa báo giảm tại nơi cũ thì vẫn tham gia BHXH cho người lao động tại Quận 3, còn nếu đã báo giảm tại Quận 3 và báo tặng tại Quận 1 thì sẽ bắt đầu đóng tại cơ quan BHXH tại Quận 1.
     
    Trường hợp của bạn khi chưa báo giảm xong tại Quận 3 mà đã báo tăng tại Quận 1 thì mình cũng không rõ căn cứ vào đâu, hiện không có hướng dẫn cho trường hợp này nên để chắc chắn thì đơn vị bạn vẫn phải liên hệ với cơ quan BHXH để được hỗ trợ chính xác nhất. 
     
    Về vấn đề thứ hai, theo Văn bản hợp nhất 2089/VBHN-BHXH năm 2020 có nêu:
     
    "Điều 43. Quản lý tiền thu
    ...
    3. Hoàn trả
     
    3.1. Các trường hợp hoàn trả
     
    a) Đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
    ...
    3.3 Trình tự hoàn trả
     
    a) Hồ sơ đề nghị hoàn trả
     
    - Trường hợp quy định tại Tiết a Điểm 3.1 Khoản này: đơn vị lập hồ sơ theo quy định tại Điều 23."
     
    Theo đó, đơn vị bạn khi di chuyển nơi đăng ký tham gia BHXH thì làm hồ sơ theo hướng dẫn trên để đề nghị hoàn trả tiền tham gia BHXH đã đóng thừa. Hiện không có quy định nào về việc tự động chuyển tiền thừa. Do đó, song song với việc chốt sổ, báo giảm lao động tại Quận 3 thì công ty bạn làm hồ sơ theo hướng dẫn trên để được hoàn tiền.
     
    Báo quản trị |  
  • #583881   30/04/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Xử lý sai sót khi doanh nghiệp chuyển Quận đóng BHXH

    Chào bạn, về trường hợp của bạn mình xin chia sẻ quan điểm như sau:

    Thứ nhất, về báo tăng giảm BHXH.

    Theo quy định về chuyển BHXH do thay đổi địa điểm kinh doanh, thì người lao động bắt buộc phải báo giảm BHXH tại nơi chuyển đi và báo tăng BHXH tại nơi chuyển đến. Theo đó,

    Khi báo giảm BHXH, doanh nghiệp phải làm hồ sơ  báo giảm tất cả lao động đang tham gia nộp hồ sơ điện tử. Sau khi báo giảm xong hãy liên hệ người quản lý thu để xác nhận công nợ để thanh toán cho BHXH. Sau khi thanh toán công nợ cho BHXH xong Doanh Nghiệp tiếp tục nộp hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH chậm nhất ngày 15 của tháng cuối cùng trước khi chuyển đi.

    Khi báo tăng BHXH, khi doanh nghiệp chuyển đến địa điểm kinh doanh mới bắt buộc phải nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi trụ sở công ty bạn vừa chuyển đến. Kèm theo

    - Thông báo chuyển địa điểm

    - Biên bản chuyển địa bàn quản lý BHXH

    Tổng hợp danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT.

    Do đó có thể thấy trình tự và thời gian để thực hiện báo giảm và tăng BHXH khá rõ ràng, vì thời gian thực hiện giữa hai thủ tục khá lâu nên khó xảy ra trường hợp trùng thời điểm giải quyết. Mặc khác trong Luật quy định về việc xử phạt vi phạm đối với chậm báo tăng BHXH hoặc chậm báo giảm BHXH mà không quy định trường hợp xử phạt do sai trình tự.

    Do đó, với trường hợp của bạn, theo mình nếu bạn đã đóng BHXH bên Q3 thì không cần đóng BHXH bên Q1 nữa, tuy nhiên, về cần thực hiện thêm các thủ tục để xác nhận với cơ quan BHXH bên Q1 để xác nhận đã thực hiện việc đóng BHXH.

    Thứ hai, về tiền đóng BHXH còn dư hoặc thiếu.

    Theo nguyên tắc, khi Công ty bạn đã báo giảm BXHX tại cơ quan BHXH cũ thì phải thực hiện thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội, tức là tất toán và chấm dứt quá trình đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội mà đơn vị đang thực hiện đóng Bảo hiểm. Do đó, Cơ quan BHXH cũ sẽ không cộng dồn tiền thừa từ Cơ quan BHXH Q3 sang Q1.

    Theo Điều 43 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 2089/VBHN-BHXH, cơ quan BHXH hoàn trả lại số tiền đóng BHXH khi di chuyển nơi đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Do đó, trong trường hợp đóng thừa tiền BHXH, Công ty sẽ được hoàn trả lại số tiền đó thay vì cộng dồn.

     

     
    Báo quản trị |