Xử lý phương tiện vô chủ trôi dạt trên biển

Chủ đề   RSS   
  • #515721 25/03/2019

    minhhung456
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 5025
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 56 lần


    Xử lý phương tiện vô chủ trôi dạt trên biển

    Quy trình xử lý phương tiện vô chủ trôi dạt trên biển được lại dắt vào bờ như thế nào?

     
    2658 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #515733   25/03/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Hiện nay, văn bản điều chỉnh vấn đề này là Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam 

    (Tài sản chìm đắm điều chỉnh bởi Nghị định này bao gồm: Tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào bờ biển Việt Nam.) 

    Theo đó quy trình xử lý về cơ bản gồm:

    Thứ nhất: Xác định chủ sở hữu và quyền sở hữu

    Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm, cụ thể thực hiện theo Điều 5 của Nghị định 05/2017/NĐ-CP nêu trên.

    - Đối với tài sản chìm đắm trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam, chủ sở hữu tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm trong các trường hợp quy định tại Điều 281 của Bộ luật hàng hải Việt Nam. Các Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 284 của Bộ luật hàng hải Việt Nam có trách nhiệm công bố mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm thuộc thẩm quyền xử lý của mình.

    - Đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, việc chấm dứt quyền sở hữu và thẩm quyền công bố chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.  

    Cụ thể anh xem Điều 229 Bộ luật dân sự 2015

    Thứ hai: Chi tiết quy trình xử lý quy định tại Chương II Nghị định 05

    - Chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân khi phát hiện tài sản chìm đắm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 7 biết về địa điểm và loại tài sản chìm đắm;

    - Khi nhận được thông tin về tài sản chìm đắm, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 7 có trách nhiệm:

    + Xác nhận về việc tiếp nhận thông tin; kiểm tra và xác minh thông tin đã nhận;

    + Phối hợp hoặc tổ chức bảo quản tài sản bị chìm đắm; trường hợp tài sản bị chìm đắm ở ngoài vùng nước cảng biển hoặc tuyến đường thủy nội địa thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản chìm đắm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản;

    + Tổ chức thiết lập báo hiệu cảnh báo, thông báo hàng hải, đường thủy nội địa và điều tiết giao thông nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động của tàu thuyền.

    - Thông báo cho chủ sở hữu tài sản chìm đắm: xem Điều 8 

    - Lập, trình, phê duyệt phương án và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm: xem từ  Điều 9 - 14 của nghị định 05

    - Xử lý tài sản sau khi trục vớt: Xem từ Điều 15 trở đi.

     
    Báo quản trị |