Xử lý làm sao khi 2 người được thân chủ ủy quyền không thống nhất nhau?

Chủ đề   RSS   
  • #301538 09/12/2013

    anhminhhh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2013
    Tổng số bài viết (192)
    Số điểm: 3407
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 60 lần


    Xử lý làm sao khi 2 người được thân chủ ủy quyền không thống nhất nhau?

    Chị Trang ủy quyền anh H1, anh H2 là người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng. Nội dung của tờ ủy quyền dành cho 2 người y chang nhau, khác mỗi cái tên người được ủy quyền và chứng minh thư của họ.
     
    Khi đến làm việc tại các cơ quan tố tụng, anh H1 cung cấp thông tin một đằng, anh H2 cung cấp thông tin một nẻo, và hai bên kiên quyết không thống nhất ý kiến chung nhau. Xin hỏi:
     
    1. Cơ quan tiến hành tố tụng có cho phép cả 2 người đại diện độc lập như vậy (2 tờ ủy quyền)
     
    2. Trong trường hợp hai người đại diện là hợp lệ, nhưng k thống nhất với nhau như nêu trên thì giải quyết ra sao? Em xin cảm ơn!
     
    10494 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #301552   09/12/2013

    Chào bạn, theo quy định của bộ luật dân sự thì quyền và nghĩa vụ của người ủy quyền và người được ủy quyền như sau:

    Điều 584. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền

    Bên được ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó;

    2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;

    3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;

    4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền;

    5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

    6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

    Điều 585. Quyền của bên được ủy quyền

    Bên được ủy quyền có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền;

    2. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền.

    Điều 586. Nghĩa vụ của bên ủy quyền

    Bên ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc;

    2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền;

    3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền và trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.

    Điều 587. Quyền của bên ủy quyền

    Bên ủy quyền có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền;

    2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, nếu không có thoả thuận khác;

    3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 584 của Bộ luật này.

                 Theo quy định trên, thì được phép ủy quyền cho 2 hoặc nhiều người cùng thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trong thực tế việc 2 người được ủy quyền để bảo vệ cho một người diễn ra nhiều. Nhưng khi thực hiện việc ủy quyền hai người đều được thống nhất với nhau, và được ghi rất rõ trong việc ủy quyền khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền là khi lời khai không thống nhất với nhau thì sẽ được chấp nhận của ai. Nhiều trường hợp người ủy quyền không làm thì chính cơ quan tiến hành tố tụng cũng sẽ yêu cầu vì họ không muốn ôm thêm việc đâu bạn ạ.

               Nếu xem xét theo quy định của pháp luật thì:  thì khi 2 người đồng thực hiện công việc ủy quyền đều dựa trên nhưng thông tin, tài liệu do người ủy quyền cung cấp. Do đó, khi những người được ủy quyền thực hiện công việc ủy quyền mà đưa ra những vấn đề không thống nhất, thì đánh giá khách quan thì thông tin nào dựa trên những chứng cứ hợp pháp thì thông tin đó sẽ được tòa án chấp nhận. Bởi thực tế thì chính bản thân đương sự khi tham gia tố tụng còn có lúc nói thế này, lúc nói thế khác. Việc xét xử của Tòa án chỉ căn cứ vào chứng cứ, nếu chứng cứ không thuyết phục cho yêu cầu thì yêu cầu sẽ bị bác bỏ. (trong vụ án dân sự, nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự)

    Rất mong nhận được sự góp ý trao đổi từ bạn !

    Tư vấn pháp luật miễn phí

    Liên hệ: Ls. Nguyễn Văn Hải

    Sđt: 0973.509.636

    Gmail: [email protected]

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhai_lph vì bài viết hữu ích
    Ls.NguyenHuyLong (25/12/2013)
  • #301554   09/12/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào các bạn.

    Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn nguyenhai_lph.

    Tôi xin trao đổi thêm về một số vấn đề mà tôi được biết trong thực tế :

    - Khi uỷ quyền cho 2 người thì TA phải chấp nhận nhưng khi làm việc phải có mặt cả 2 người nhận uỷ quyền (1 người đến họ sẽ không chấp nhận làm việc).

    - Trường hợp 2 người nhận uỷ quyền có ý kiến khác nhau thì TA sẽ yêu cầu cả 2 trao đổi cho thống nhất.

    - Nếu cả 2 vẫn không thống nhất được thì coi như lời khai của đương sự (người uỷ quyền)  bất nhất, lúc nói thế này, lúc nói khác ( vì người được uỷ quyền có ý kiến là nhân danh người uỷ, lời khai của họ chính là lời khai của người uỷ quyền); do đó lời khai của họ sẽ bị giảm giá trị.

    Trân trọng

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 09/12/2013 11:11:10 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #301562   09/12/2013

    anhminhhh
    anhminhhh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2013
    Tổng số bài viết (192)
    Số điểm: 3407
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 60 lần


    Hihi, ý kiến của hungmaiusa chí lí, thanks 2 bạn đã tham gia topic.
     
    Tuy nhiên, bạn có thể giải thích rõ hơn cho mình về nguyên lý khi toà chấp nhận 2 người được uỷ quyền là hợp lệ thì sau này khi làm việc phải có đầy đủ 2 người! Trong tờ giấy uỷ quyền của H1 có nêu "H1 thay mặt tôi ..." như vậy chả lẽ chưa đủ để họ hoàn toàn nhân danh kể cả khi người được uỷ quyền H2 có đến hay không?
     
    Báo quản trị |  
  • #301567   09/12/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Nếu H 1 được chấp nhận nhân danh người uỷ quyền thì H2 sẽ phản đối vì họ cũng nhân danh người uỷ quyền nhưng TA không lấy lời khai của H2 là không đúng.

    Tôi chỉ suy đoán, còn "nguyên lý" thì chắc là bạn BachThanhDC có thể trả lời cho bạn được. Tôi chịu thua!

     
    Báo quản trị |