Xử lý kỷ luật lao động sa thải

Chủ đề   RSS   
  • #478019 11/12/2017

    Xử lý kỷ luật lao động sa thải

    Thưa Luật sư,

    Công ty em sắp tới sẽ xử lý kỷ luật lao động sa thải nhân viên, Luật sư cho em hỏi một số vấn đề sau:

    1. Người tham gia xử lý kỷ luật lao động là trưởng phòng nhân sự, vậy trưởng phòng nhân sự có cần phải có giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật không? Trong trường hợp cần phải có giấy ủy quyền thì có được ủy quyền với nội dung được quyền đại diện người sử dụng lao động tham gia tất cả các vụ việc xử lý kỷ luật lao động hay ủy quyền từng vụ việc.

    2. Trong Biên bản xử lý kỷ luật lao động có ghi nội dung kết luật: người lao động có hành vi vi phạm nghiêm trọng nên sẽ xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải. Vậy người được ủy quyền có được ký vào biên bản xử lý kỷ luật lao động này sau đó tập hợp  hồ sơ để người đại diện theo pháp luật ra quyết định sa thải hay đối với trường hợp xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải thì bắt buộc người xử lý kỷ luật lao động phải tham gia ngay từ đầu (tham gia xử lý  kỷ luật lao động chứ không được phép ủy quyền).

    Hy vọng nhận được tư vấn của các Luật sư.

     

    Cảm ơn Luật sư.

     
    3467 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #478662   15/12/2017

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào bạn,

    Về trình tự và thủ tục xử lý KLLĐ bạn cần tham khảo Điều 123 BLLD 2012 NĐ 05/2015/NĐ-CP.

    1. Người đại diện theo pháp luật của DN mới có thẩm quyền xử lý KLLĐ, trong mọi trường hợp phải có Giấy ủy quyền. Nên ủy quyền theo từng vụ việc.

    2./ Thẩm quyền tiến hành xử lý kỷ luật lao động, ra quyết định xử lý kỷ luật lao động là người đại diện theo pháp luật. Nhưng người đại diện không muốn thực hiện quyền này thì có quyền ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Việc ủy quyền có thể bắt đầu từ bất kỳ thời gian nào trong quá trình xử lý kỷ luật lao động.

     

     

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #481972   13/01/2018

    Tôi có ý kiến sau, mong Luật sư có thể AuQuangPhuc có thể làm rõ thêm:


    Theo quy định về ủy quyền thì bên ủy quyền có thể ủy quyền cho bên nhận ủy quyền nhân danh mình thực thiện các công việc theo nội dung ủy quyền. Tuy nhiên trong việc xử lý KLLĐ, tại Khoản 4 điều 13 Thông tư 47/2015 có quy định:

    " Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì khi tiến hành cuộc họp xử lý luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động tiến hành triệu tập và chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.

     

    Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Đối với các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác thì sau khi kết thúc cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, đề nghị người sử dụng lao động xem xét, ra quyết định và tổ chức thực hiện theo quyết định xử lý kỷ luật lao động được ban hành."

    Như vậy, trong lĩnh vực xử lý KLLĐ thì NĐDPL có thể ủy quyền cho bất kỳ cá nhân nào để nhân danh mình tham gia họp xử lý KLLĐ hay chỉ những cá nhân được NĐDPL ủy quyền giao kết HĐLĐ mới được tham gia họp xử lý KLLĐ?

    Cảm ơn luật sư.

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Âu Quang Phục

Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...