Xử lý kỷ luật lao động đang mang thai

Chủ đề   RSS   
  • #531389 26/10/2019

    Xử lý kỷ luật lao động đang mang thai

    Mọi người cho e hỏi, hợp đồng làm việc của e vị trí làm việc là văn phòng, vì e có thai nên bị bắt ngưng mọi cviec, cho e ngồi không nhiều tháng và e bị chửi rủa, sỉ nhục bóng gió...e chịu đựng và ko nghỉ việc. Sau đó họ dời vị trí làm việc e xuống sảnh của xưởng, nơi nóng nhất, bụi lấp đầu và bắt e ngồi 8h làm việc ở đó, dù thực tế cv của e chỉ ghi lại biển số xe giao hàng. Giờ nóng đỉnh điểm thì e trú vào đường đi vào nhà vệ sinh cho đỡ nóng thì bị gọi lên vp nhắc nhở, nếu e ko ngồi tại vị trí làm việc thì sẽ bị lập biên bản và sa thải. Những gì cty đang làm e có đủ bằng chứng để kiện ngược đãi lao động mang thai hay ko? Đồng thời e còn bị đe doạ sẽ "xử" nếu như e kiện!

     
    1745 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn diepanh1991 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/10/2019) enychi (27/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #531525   28/10/2019

    ...

    Mình đang mang thai tháng thứ 5
     
    Báo quản trị |  
  • #531500   27/10/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Trường hợp của bạn thuộc hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 Bộ luật lao động 2012 như sau:

    “Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

    ....

    2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc”.

    Đây có thể được xem là trường hợp ngược đãi người lao động, đặc biệt là trong giai đoạn bạn đang mang thai.  Ngoài ra, hiện tại bạn đang phải làm công việc khác so với hợp đồng lao động, mà theo Điều 31 Bộ luật lao động, thì chỉ được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    “Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

    1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

    .....

    3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

    Như vậy, nếu ngừoi sử dụng lao động chuyển bạn làm công việc khác mà không thuộc các trường hợp nêu trên thì bạn có quyền khiếu nại lên công đoàn cơ sở hoặc làm đơn khiếu nại lên Sở lao động thương binh và xã hội để được gỉải quyết.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Haitran1995 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/10/2019)
  • #531526   28/10/2019

    ...

    Mình đã nhờ 1 luật sư tư vấn, ls ấy bảo kiện cũng ko đc gì, chịu đựng hoặc nghỉ việc vì ngta là sếp nên có quyền. Công đoàn của cty cũng do 1 trong 2 sếp nắm quyền. Mình đã yêu cầu đc nói chuyện nhưng a ta ko gặp, ko nghe đt.
    Cập nhật bởi diepanh1991 ngày 28/10/2019 09:49:08 AM
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn diepanh1991 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/10/2019)
  • #531548   28/10/2019

    Bởi vì công ty không được sa thải hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai, do đó công ty chị đang ép chị thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu chị cho rằng công ty đang có hành vi cưỡng éo chị nghỉ việc trái quy định của pháp luật chị có thể thực hiện quyền tố cáo đến thanh tra lao động (chị liên hệ ở sở lao động thương binh xã hội) hoặc thực hiện thủ tục khởi kiện ra toà án nơi công ty có trụ sở. Chị phải cung cấp toàn bộ các chứng cứ chứng minh hành động của công ty là vi phạm pháp luật. (án phí sở thẩm là 200 nghìn),

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TVPL_PTSP vì bài viết hữu ích
    diepanh1991 (28/10/2019)
  • #531927   30/10/2019

    diepanh1991 viết:

    Mọi người cho e hỏi, hợp đồng làm việc của e vị trí làm việc là văn phòng, vì e có thai nên bị bắt ngưng mọi cviec, cho e ngồi không nhiều tháng và e bị chửi rủa, sỉ nhục bóng gió...e chịu đựng và ko nghỉ việc. Sau đó họ dời vị trí làm việc e xuống sảnh của xưởng, nơi nóng nhất, bụi lấp đầu và bắt e ngồi 8h làm việc ở đó, dù thực tế cv của e chỉ ghi lại biển số xe giao hàng. Giờ nóng đỉnh điểm thì e trú vào đường đi vào nhà vệ sinh cho đỡ nóng thì bị gọi lên vp nhắc nhở, nếu e ko ngồi tại vị trí làm việc thì sẽ bị lập biên bản và sa thải. Những gì cty đang làm e có đủ bằng chứng để kiện ngược đãi lao động mang thai hay ko? Đồng thời e còn bị đe doạ sẽ "xử" nếu như e kiện!

    Thực tế thì như LS đã tư vấn, dù bạn có đi kiện thì cũng không được gì. Ban có thể tiếp tục chịu đựng xem công ty sẽ xử lý như thế nào nhé. Ví hai lý do, thứ nhất là bạn đang mang thai nên công ty không được xử lý kỷ luật bản, thứ hai là với hành vi trốn trong nhà vệ sinh như vậy thì không phải là căn cứ để công ty sa thải bạn. Để sa thai cần có các hành vi vi phạm tại Điều 126 BLLĐ 2012 mới được.

     
    Báo quản trị |  
  • #532252   31/10/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 13023
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Về vấn đề của bạn thì trước tiên phải xem xét nội dung hợp đồng lao động bạn giao kết như thế nào. Vị trí làm việc sẽ căn cứ theo nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đấy. Nội dung bạn trình bày mình không thấy liên quan gì đến xử lý kỷ luật lao động cả. Nếu công ty không tạm chuyển vị trí công việc của bạn cũng như bố trí bạn làm sai vị trí thì bạn hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Bạn lưu ý thêm về thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản sau này.

     

     
    Báo quản trị |