Xử li hôn vắng mặt

Chủ đề   RSS   
  • #71634 04/12/2010

    Trinhhuynhtran

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xử li hôn vắng mặt

    Xin chào luật sư!

    Tôi có một vài thắc mắc muốn hỏi luật sư.

    Hai vợ chồng tôi kết hôn đến nay đã 7 năm ,có 1 con chung năm nay 6 tuổi .Hiện nay chúng tôi đang tiến hành thủ tục li hôn. Đã lên toàn hòa giải 3 lần nhưng lần thứ 3 tôi vắng mặt.

    Hiện đã có giấy triệu tập của tòa lên xử li hôn nhưng vì tôi đang đi làm xa nên không thể về để tham dự phiên tòa xử li hôn được \.Vậy tôi muốn hỏi luật sư, tôi có phải làm đơn vắng mặt hay không và làm như thế nào?

    Còn tài sản thì chúng tôi có 30tr tiền mặt ,lúc đầu thỏa thuận sẽ chia đôi số tiền này nhưng bây giờ chồng tôi lại đưa giấy tay nợ 1 người 20tr (mặc dù trong đơn xin li hôn đã nói rõ 2 vợ chồng không nợ ai ).

    Vậy bây giờ tôi có phải trả số tiền đó hay không? Chồng tôi không chu cấp cho con chung thì sao?

    Mong luật sư giải đáp dùm tôi. Xin chân thành cám ơn

     
    14618 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #71691   04/12/2010

    luatsuvan
    luatsuvan
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (149)
    Số điểm: 826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Chào bạn,
    Theo thông tin bạn cung cấp,tôi xin có tư vấn như sau:

    Điều 25. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện

    Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.

    Luật tố tụng dân sự 2004

    Điều 200. Sự có mặt của bị đơn tại phiên toà

    1. Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.

    2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

    Nghị định 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật HNGĐ

    Điều 20. Buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

    1. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình mà không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thì theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình, Toà án ra quyết định buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

    Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì thời điểm đó được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án.

    2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Toà án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình, thì người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án.

    3. Theo quyết định của Toà án, cơ quan, tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động, các thu nhập thường xuyên khác cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng có trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó theo đúng mức và phương thức cấp dưỡng do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và người có nghĩa vụ cấp dưỡng thoả thuận hoặc theo mức và phương thức cấp dưỡng do Tòa án quy định.

    Như vậy,nếu có lí do chính đáng bạn có thể làm đơn xin hõan phiên tòa lần thứ 1. Nếu món nợ chỉ do 1 mình chồng bạn vay mượn thì chồng bạn phải có nghĩa vụ chứng minh việc vay mượn đó nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh họat thiết yếu của gia đình.

    Còn trường hợp chồng bạn không chịu chu cấp cho con chung theo như phán quyết của tòa án thì sẽ bị buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.

    Chào thân ái
    Luật sư Bùi Thị Thùy Vân

     
    Báo quản trị |  
  • #73121   13/12/2010

    kimquoc_1
    kimquoc_1

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


        Theo Điều 202.     
        Toà án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
        1. Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có đơn đề nghị toà án xét xử vắng mặt.
        2. Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có người đại diện hợp pháp tham gia phiên toà;
        3. Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 200 và khoản 2 Điều 201 của bộ luật này.
    (Bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập lần 2 mà vẫn vắng mặt).
        Như vậy, bạn có thể chọn một trong ba cách trên để toà án tiếp tục xét xử. (nếu bạn là nguyên đơn thì phải chỉ được làm theo cách 1 hoặc 2 thôi nhé).
        Bạn muốn viết đơn đề nghị toà án xét xử vắng mặt thì bạn phải nêu trong đơn của bạn quan điểm về các vấn đề: 
        - Quan điểm có ly hôn hay không
        - Quan điểm của bạn về vấn đề con chung: ai nuôi? có yêu cầu cấp dưỡng không? mức cấp dưỡng.
        - Quan điểm của bạn về vấn đề tài sản.
        Đối với khoản nợ 20 triệu chồng bạn đưa ra yêu cầu toà án giải quyết, thì bạn cũng cần phải có quan điểm về khoản nợ này. Toà án sẽ xem xét đó có phải là nợ chung hay nợ riêng để đưa ra phán quyết căn cứ vào các bằng chứng các bên cung cấp và lời khai của người cho vay.
        (Toà án sẽ xem xét việc bổ sung  yêu cầu của chồng bạn nếu yêu cầu này không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #76248   31/12/2010

    banglangtim2008
    banglangtim2008

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/03/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


        Thưa luật sư.

        Tôi xin nhờ luật sư tư vấn cho tôi một việc như sau:

        Tôi kết hôn tháng 03 năm 2008. hiện tôi có một cháu trai gân 3 tuổi. Thời gian trong thời gian chung sống chúng tôi đã phát sinh nhiều mâu thuẫn mà không thể giải quyết được.

        Vợ chồng tôi đã đồng ý giải quyết li hôn, chồng tôi đã ký vào đơn li hôn và tôi đã nộp tại tòa án nhân dân huyện nơi vợ chồng tôi cư trú.

        Tuy nhiên khi tòa gọi lên hòa giải thì chông tôi toàn lấy cơ đi làm xa nên ko về được và yêu cầu toán án xử vắng mặt. Tôi đã hỏi thẩm phán thu lí vụ án li hôn của chúng tôi về việc xử li hôn vắng mặt thì được giải đáp là bắt buộc chồng tôi phải có mặt thì toàn án mới có thể xử li hôn chứ không thể xử li hôn khi vắng mặt chồng tôi được.

        Vậy xin luật sư cho tôi hỏi nếu chông tôi cứ tránh mặt không về thì tôi có thể li hôn được không?

        Có cách nào để xử li hôn khi chồng tôi cứ vắng mặt mỗi khi tòa gọi.    

     
    Báo quản trị |  
  • #76352   31/12/2010

    luatsuvan
    luatsuvan
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (149)
    Số điểm: 826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Chào bạn

    Theo thông tin bạn cung cấp, tôi xin có tư vấn như sau:

    Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 như sau:

    Điều 182. Những vụ án dân sự không tiến hành hoà giải được

    1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

    2. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.

    3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự

    Điều 200. Sự có mặt của bị đơn tại phiên toà

    1. Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.

    2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

    Điều 202. Xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên toà

    Toà án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

    1. Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có đơn đề nghị Toà án xét xử vắng mặt;

    2. Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có người đại diện hợp pháp tham gia phiên toà;

    3. Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 200 và khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này.

    Như vậy,nếu bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn cố tình vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

    Trân trọng
    Ls Bùi Thị Thùy Vân

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuvan vì bài viết hữu ích
    banglangtim2008 (26/09/2014)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: