Xin ý kiến về quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #131634 18/09/2011

    ndangmanh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin ý kiến về quyền nuôi con

    Kính gửi ban quản trị và luật sư,

    Tên tôi là Nguyễn Đăng Mạnh.
    Tôi đang rất băn khoăn và mong muốn được hỗ trợ tư vấn về kiến thức luật trong chuyện xin quyền nuôi con.

    Tôi và vợ tôi lấy nhau cách đây 6 năm,có sự đồng ý chứng kiến của gia đình hai bên và bà con làng xóm.Sau ngày cưới,vì một số nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau chúng tôi chưa đăng kí kết hôn.Trong quá trình sinh sống cùng nhau,chúng tôi có con với nhau và năm nay cháu đã 6 tuổi.
    Gần đây chúng tôi có những mâu thuẫn trong cuộc sống.Sau khi trao đổi chúng tôi không tìm được tiếng nói chung và quyết định chia tay nhau.Vợ tôi đã mang con về nhà ngoại.Tôi thật sự rất băn khoăn không biết nên làm thế nào để nhận được quyền nuôi con của mình.Năm nay cháu mới bước vào lớp 1 nhưng mẹ cháu đưa cháu về bên ngoại làm gián đoạn việc đến trường hàng ngày của cháu.Tôi rất đau lòng vì tương lai của con tôi đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Để các luật sư có thêm thông tin cho việc hỗ trợ tư vấn tôi xin cung cấp một số thông tin thêm như sau:
    - Tôi hiện đang làm quản lí kinh doanh cho một công ty nước ngoài.Có hợp đồng lao động dài hạn.
    - Lương tháng của tôi : 8,4tr lương cơ bản chưa kể các khoản thưởng và lương làm ngoài giờ.
    - Trong tất cả các mối quan hệ,tôi được mọi người đánh giá tốt về tư tưởng đạo đức,cách đối nhân xử thế.
    - Chưa từng có tiền án,tiền sự.

    Vợ tôi:
    - Hiện tại không có công ăn việc làm ổn định.
    - Các khoản thu nhập đều từ các hoạt động phi pháp như lô,đề,cờ bạc.
    - Đã từng bị bắt về tội cờ bạc và đang thi hành án treo cho tội này.
    - Có quan hệ bất chính với người khác và tôi mới phát hiện ra.

    Với những thông tin trên đây,tôi xin các luật sư giúp tôi về mặt pháp lí để có thể nhận được quyền nuôi con mình và sớm đưa cháu đến trường học.
    Nếu cần thêm thông tin nào khác tôi xin sẵn sàng cung cấp
    Rất mong sớm nhận được sự giúp đỡ của các luật sư!!!
    Trân trọng,

     
    3618 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #131824   19/09/2011

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    1. Theo quy định tại các điều 11, 14 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Luật HN&GĐ), việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan đăng ký kết hôn thực hiện theo nghi thức, như sau: phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn; đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên. Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định này đều không có giá trị pháp lý. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

    Mục 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, ngày 03/01/2001, hướng dẫn thi hành Nghị quyết 35/2000/QH10, ngày 09/06/2000 của Quốc hội “về việc thi hành Luật HN&GĐ quy định cụ thể về trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký muốn chia tay như sau: đối với trường hợp nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật HN&GĐ, họ không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu một trong các bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết và tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng.

    2. Vấn đề nuôi con và chia tài sản chung trong trường hợp hai bên nam nữ sống chung không có đăng ký kết hôn, nay xin ly hôn áp dụng tương tự như trường hợp vợ chồng ly hôn (khoản 2, khoản 3 Điều 17 Luật HN&GĐ). Do đó, việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con (áp dụng theo Điều 92 Luật HN&GĐ): Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Nguyễn Trường Hồ