Chào bạn,
Mình không rõ có văn bản luật nào điều chỉnh về vấn đề này không nên chỉ tham vấn cho bạn về mặt thực tế.
Thực tế mình thấy nếu văn bản có sai sót cần chỉnh sửa thì phải ký nháy vào gần phần sai đó và đóng dấu chỉnh sửa lên (không phải là dấu tròn to mà dấu tròn nhỏ, có chữ sửa...) Các văn bản công chứng thường có vụ này. Ví dụ hợp đồng chuyển nhượng nhà đất bị sai thông tin về chứng minh nhân dân, ngày sinh... các bên tham gia sẽ ký nháy vào đó và công chứng viên cũng ký rồi đóng dấu sửa vào tất cả các bản.
Về nguyên tắc, văn bản có bao nhiêu bản thì phải đóng dấu sửa lên tất cả các bản thì mới có giá trị. Sửa 1 bản mà mấy bản khác không sửa thì sẽ xảy ra tranh chấp sau này.
Nếu văn bản ban hành đơn phương do 1 cá nhân ký thì phải là cá nhân đó hoặc người có thẩm quyền thì mới được ký nháy và đóng chỉnh sửa nếu không sẽ không có giá trị. Tôi lấy ví dụ tôi xin cơ quan 1 văn bản xác nhận về lương bổng do tôi soạn sẵn để vay vốn ngân hàng, nếu thông tin về lương của tôi bị sai ngoài tôi có thể chỉnh sửa thì trưởng phòng hành chính nhân sự tiền lương cũng có thể chỉnh sửa...
Nếu văn bản có nhiều bên tham gia: hợp đồng, thỏa thuận... thì tất cả các bên, kể cả công chứng (nếu có) phải ký nháy vào thì mới có giá trị vì nó thể hiện sự biết và đồng ý của tất cả các bên.
Vài kinh nghiệm của mình chia sẻ với bạn. Theo mình nghĩ, nếu bạn làm cơ quan nhà nước thì bạn có thể tìm hiểu thêm về soạn thảo, chỉnh sửa, quy cách của văn bản hành chính nhà nước... mình nhớ là có văn bản quy định. Hy vọng sẽ có vấn đề bạn cần tìm.
Thân.
Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...