Xin tư vấn về kinh doanh riêng gia đình

Chủ đề   RSS   
  • #437547 04/10/2016

    htdung0212

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin tư vấn về kinh doanh riêng gia đình

    Chẳng là thế này, em và mẹ nó định là sắp tới sẽ dừng đi làm rồi đi kinh doanh riêng. Em định thành lập công ty gia đình nhưng không biết thủ tục thế nào, độ tin tưởng có cao không. Em có gọi mấy bên nhưng vẫn mơ hồ lắm, chỗ nào phán cũng hay cả. Ai đã từng thì cho em xin ít tư vấn. Cũng không muốn đi làm ngoài nữa, làm riêng cho nó thoải mái.

     
    2354 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #437673   05/10/2016

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    kinh doanh thì đầu tiên bạn xác định là kinh doanh cái loại gì đã, để xem có phải xin phép này nọ không. Hình thức công ty thì tham khảo tại Luật doanh nghiệp 2014 được rồi. Thủ tục đăng ký thì theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp đơn giản.

     
    Báo quản trị |  
  • #439058   19/10/2016

    giaphattran
    giaphattran
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2015
    Tổng số bài viết (167)
    Số điểm: 901
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào bạn, Luật Gia Phát xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Khi bạn muốn thành lập một công ty, ngoài việc xác định ngành nghề kinh doanh, vốn, địa điểm kinh doanh... bạn nên chú ý về việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp bạn sẽ thành lập. Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014, bạn có thể thành lập các loại hình doanh nghiệp sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên. Sau đây, xin đưa ra một số điểm để bạn có thể dễ dàng lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp:

    - Về doanh nghiệp tư nhân (DNTN): do một cá nhân làm chủ, phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, hình thức doanh nghiệp này có cơ cấu tổ chức đơn giản nhất trong các loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên chế độ chịu trách nhiệm là vô hạn, tức là khi doanh nghiệp thua lỗ thì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trả nợ mãi cho tới khi hết tài sản thì thôi

    - Về công ty TNHH một thành viên: do một cá nhân làm chủ sở hữu, cơ cấu tổ chức công ty cũng khá đơn giản (chủ tịch công ty, giám đốc công ty và một số vị trí hỗ trợ khác), phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, có ưu điểm hơn so với DNTN là chế độ chịu trách nhiệm chỉ nằm trong số vốn điều lệ của công ty

    - Về công ty TNHH hai thành viên trở lên: cũng tương tự như công ty TNHH một thành viên, chỉ khác ở chỗ công ty có từ 2-50 chủ sở hữu, cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn so với 2 loại hình doanh nghiệp ở trên

    - Về công ty hợp danh: có từ 2 chủ sở hữu trở lên, cơ cấu tổ chức chỉ chặt chẽ hơn so với DNTN, chế độ chịu trách nhiệm là vô hạn đối với chủ sở hữu

    - Về công ty cổ phần: có từ 3 chủ sở hữu trở lên, phù hợp với quy mô doanh nghiệp vừa và lớn, cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn nhiều so với các loại hình doanh nghiệp kể trên, chế độ chịu trách nhiệm cũng chỉ nằm trong số vốn đã góp vào doanh nghiệp

    Trên thực tế, đối với trường hợp kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ, chủ doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức công ty TNHH để thành lập vì các ưu điểm của nó, đặc biệt là về chế độ chịu trách nhiệm.

    Trên đây là một số giải đáp của chúng tôi, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |