xin tư vấn về chế độ độc hại và phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ công chức viên chức nghành y tế

Chủ đề   RSS   
  • #184590 10/05/2012

    dangt071

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    xin tư vấn về chế độ độc hại và phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ công chức viên chức nghành y tế

    Xin luật sư cho hỏi:
    Tôi là nhân viên khoa ngoại một bệnh viện đa khoa khu vực huyện.Hiện tại cơ quan tôi chi trả tiền phụ cấp độc hại và phụ cấp ưu đãi nghề như sau:
    1.không được hưởng chế độ phụ cấp độc hại.
    2.chế độ phụ cấp ưu đãi nghề là : 40%
    Chúng tôi thường làm các công việc như: tiếp nhận và mổ cấp cứu các ca bệnh,xử lý cấp cứu các ca chấn thương do tai nạn giao thông,tại nạn lao động,khâu vá vết thương,mổ tiểu phẫu,chích rạch ap xe hôi thúi,...xử lý hóa chất, rửa và hấp dụng cụ luôn.Mức chi trả phụ cấp như trên là có đúng với tinh thần của các văn bản hiện nay chưa? Xin luật sư tư vấn dùm.
    Cám ơn!

    dangt071

     
    30741 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #185289   13/05/2012

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn ! Việc áp dụng mức phụ cấp ưu đãi như trên căn cứ theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp ưu đãi và thông tư hướng dẫn số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC. Bạn có thể tham khảo và đối chiếu với trường hợp của mình. Thân ái !!!
    trích Nghị định 56/2011/NĐ-CP
    .........................

    Điều 3. Mức phụ cấp ưu đãi

    1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

    a) Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;

    b) Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.

    2. Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

    a) Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;

    b) Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm;

    c) Kiểm dịch y tế biên giới.

    3. Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.

    4. Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

    5. Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:

    a) Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình;

    b) Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.

    6. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
    trích Thông tư 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC
    ...................

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Công chức, viên chức đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, thuộc biên chế trả lương (kể cả lao động hợp đồng) trong các cơ sở y tế công lập:

    1. Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương theo các ngạch viên chức có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 16 hoặc 13) để thực hiện các công việc sau:

    a) Khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh và phục hồi chức năng;

    b) Xét nghiệm phục vụ cho công tác chuyên môn y tế;

    c) Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, y học hạt nhân, xạ trị;

    d) Giải phẫu bệnh lý;

    đ) Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới;

    e) Phòng chống dịch bệnh, bệnh xã hội, y học lao động và vệ sinh môi trường y tế;

    g) Kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn sinh học; hộ lý, y công;

    h) Kiểm nghiệm, kiểm định, giám định;

    i) Pha chế, bào chế, bảo quản, cấp phát thuốc, vắc xin, hoá chất, môi trường nuôi cấy tại các cơ sở y tế;

    k) Nghiên cứu y dược học; chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế;

    l) Chuyên môn an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng tiết chế;

    m) Chuyên môn dân số - kế hoạch hóa gia đình;

    n) Bảo quản, vệ sinh, trông coi xác và nhà xác;

    2. Công chức, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương không có 2 chữ số đầu của mã ngạch 16 hoặc 13), đang đảm nhận các công việc sau:

    a) Vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị y tế;

    b) Nuôi, trồng động vật, thực vật, côn trùng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu y dược học;

    c) Làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc truyền thông giáo dục sức khoẻ.

    3. Công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện, trung tâm thuộc các chuyên khoa sau: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý và pháp y.

    Điều 3. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế

    1. Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

    2. Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên chức;

    3. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;

    4. Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

    5. Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn y tế từ 1 tháng trở lên.

    6. Thời gian được cơ quan có thẩm quyền điều động đi công tác, làm việc không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục từ 1 tháng trở lên.

    Điều 4. Mức phụ cấp

    1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.

    2. Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.

    3. Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.

    4. Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức (kể cả cán bộ chuyên môn y tế của trạm y tế xã, phường, thị trấn) thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại Khoản 4, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP;

    5. Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:

    a) Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để phục vụ công tác truyền thông giáo dục sức khỏe quy định tại điểm a, Khoản 5, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP;

    b) Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp thực hiện các công việc chuyên môn y tế về dân số - kế hoạch hóa gia đình (kể cả cán bộ làm công việc chuyên môn về dân số - kế hoạch hóa gia đình tại xã, phường, thị trấn) quy định tại điểm a, Khoản 5, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP;

    c) Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện, trung tâm thuộc các chuyên khoa sau: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, quy định tại điểm b, Khoản 5, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.

    6. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập (trừ đối tượng quy định tại điểm c, khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét quyết định áp dụng mức phụ cấp quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimlalaw vì bài viết hữu ích
    dangt071 (13/05/2012)
  • #205434   05/08/2012

    TRONGSY
    TRONGSY

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều 3. Mức phụ cấp ưu đãi

    1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

    a) Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;

    b) Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.

    2. Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

    a) Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;

    b) Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm;

    c) Kiểm dịch y tế biên giới.

    3. Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.

    4. Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

    5. Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:

    a) Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình;

    b) Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.

    6. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
    trích Thông tư 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC

    Xin hỏi ngành Xquang, y học hạt nhân được xếp vào mức phụ cấp nào? Tôi đọc trong thông tư 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC thì không thấy đề cập đến ngành Xquang, y học hạt nhân. Xin chân thành cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Đào Kim Lân - Email: kimlalaw2000@yahoo.com