Xin tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn.

Chủ đề   RSS   
  • #7430 08/04/2009

    mrlamtuan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn.

    Xin Luật sư vui lòng tư vấn tình huống sau:

    Sau khi người vợ đứng đơn xin ly hôn (tháng 8/2008) Toà án xử chấp thuận cho ly hôn và ra quyết định như sau:

    _ Tài sản được phân chia theo thoả thuận. (Chia đôi 2 mảnh đất, 1 người sở hữu 1 mảnh có gía trị = nhau)

    _ Quyền nuôi dưỡng con cái theo thoả thuận, theo đó thì 1 con gái 8 tuổi sẽ do cha nuôi, 1 con trai 4 tuổi do mẹ nuôi, trong vòng 3 năm kế tiếp kể từ ngày ly hôn người cha có trách nhiệm chi thêm 100 tr để hỗ trợ người mẹ.

    Thực tế sau khi chấp thuận quyết định của Toà, người mẹ không kháng cáo. Nhưng 6 tháng sau xin khởi kiện lại lần nữa, lần này đòi được quyền nuôi cả 2 đứa con.

    Vậy xin luật sư tư vấn:
    1. Người mẹ kiện vậy là đúng hay sai? (Đứa con gái đòi sống với cha và cha có đủ điều kiện để nuôi)

    2. Người cha có quyền giữ lại đứa con gái theo thoả thuận ban đầu và nguyện vọng hiện nay của con không?

    3. Mặc dù đã ly hôn và phân chia tài sản, nhưng người mẹ không dọn ra ở theo tài sản đã được chia (Phần đất đã chia theo thoả thuận)mà vẫn ở chung nhà với người chồng cũ (Nhà của cha mẹ chồng sở hữu - đứng tên). Đồng thời cương quyết đòi dắt đứa con gái ra đi hoặc là phải cho được sống tiếp tục trong căn nhà đó (Nhà của cha mẹ chồng cũ).

    Vậy phía người chồng có quyền nhờ chính quyền địa phương mời người vợ rời khỏi nơi đó (Nhà) hay không?
    Xin cảm ơn
     
    9375 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #7431   08/04/2009

    lsnguyenhoanglinh
    lsnguyenhoanglinh
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/05/2008
    Tổng số bài viết (172)
    Số điểm: 803
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Chào Quý Ông /Bà,

    Về câu hỏi của Quý Ông/Bà tôi xin có ý kiến như sau:
    1.2/ Theo quy định tại Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình thì: " Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên".

    Do đó quyền khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của người vợ là phù hợp với quy định của pháp luật. Việc có thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hay không do Tòa án quyết định theo nguyên tắc của điều luật đã viện dẫn.

    3. Quý Ông Bà phải làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án tiến hành thi hành bản án phần chia tài sản.
    Trân trọng,

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsnguyenhoanglinh vì bài viết hữu ích
    diendanthuvienphapluat (23/04/2012)
  • #168550   27/02/2012

    nguyenlydhl
    nguyenlydhl
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2011
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 1373
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 53 lần


    Chào bạn!
    Xin tư vấn câu hỏi của bạn như sau:
    1.Người mẹ kiện vậy đúng hay sai?
    Câu hỏi này đã được ls Linh tư vấn đầy đủ bạn tham khảo ở trên.
    Tuy nhiên, người vợ phải có căn cứ để chứng minh việc anh nuôi con sẽ không đảm bảo quyền và lợi ích của con.
    2. Người cha có quyền giữ lại đứa con gái theo thoả thuận ban đầu và nguyện vọng hiện nay của con không?
    Anh hoàn toàn có quyền tiếp tục nuôi con nếu anh nuôi cháu quyền lợi của cháu vẫn được đảm bảo bằng việc chứng minh: Điều kiện nơi ăn ở, công việc, thu nhập hợp pháp của anh, điều kiện sức khỏe và thời gian chăm sóc con. Nếu nhận thấy người con ở với anh vẫn được đảm bảo đầy đủ đk phát triển thì Tòa không chấp nhận yêu cầu của người vợ.
    3. Bản án ly hôn trong đó có phần chia tài sản đã có hiệu lực pháp luật, do đó vợ bạn phải chấp hành theo đúng quyết định trong bản án. Nếu chị vợ không thi hành bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc chị ta phải thi hành án. Bạn cũng có thể nhờ chính quyền địa phương yêu cầu chị ta ra khỏi nhà vì ngôi nhà này vì chị ta không có quyền đối với tài sản này.

    #edf5f6;">
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenlydhl vì bài viết hữu ích
    diendanthuvienphapluat (23/04/2012)
  • #173151   21/03/2012

    lamsonlawyer
    lamsonlawyer
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2012
    Tổng số bài viết (894)
    Số điểm: 5515
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 435 lần


    Chào bạn và các vị luật sư đồng nghiệp
    Liên quan đến vấn đề bạn hỏi các vị Ls đã trả lời đầy đủ tuy nhiên tôi xin bổ sung một vấn đề liên quan đến việc Tòa quyết định ái sẽ là người nuôi con gái lớn.
    Theo bạn trình bày ở trên  thì có một tình tiết hết sức quan trọng cần chú ý. Đó là, khi ly hôn con gái của bạn 8 tuổi (năm 2008) thì đến giờ con gái của bạn đã hơn 9 tuổi. Vậy, yếu tố quan trọng nhất để Tòa quyết định ai sẽ nuôi con phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến của cô con gái. Trong trường hợp hai người đề có khả năng nuôi con thì Tòa sẽ quyết định theo ý kiến của con gái là lựa chọn ở với ai.
    Trân trọng!

    Luật sư Nguyễn Lâm Sơn

    Hotline: 0919 089 888

    CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ

    Điện thoại: 024 3789 8686

    Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 1958

    Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

    Website: http://luatthanhdo.com - http://luatthanhdo.com.vn

    * CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:

    1. Tư vấn các vấn đề pháp lý: Đầu tư, doanh nghiệp, thương mại, lao động, đất đai, nhà ở, tài chính, kế toán, hôn nhân gia đình, thừa kế…;

    2. Tham gia tranh tụng;

    3. Đại diện ngoài tố tụng;

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ:

    Thông qua địa chỉ email: luatsu@luatthanhdo.com.vn, Website: www.luatthanhdo.com - www.luatthanhdo.com.vn hoặc tổng đài tư vấn luật trực tuyến: 1900 1958

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamsonlawyer vì bài viết hữu ích
    garan (03/10/2012)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: