Chào bạn! Đọc những tâm sự của bạn, tôi cũng hiểu được tình cảm bạn dành cho bé rất nhiều và xin chia sẻ những lo lắng và mong muốn của bạn. Tuy nhiên, để xem xét quyết định giao bé cho người nào nuôi. Tòa án sẽ xem xét về điều kiện phát triển về mọi mặt của đứa bé, nếu bên nào chứng minh được việc giao con cho mình nuôi sẽ giúp bé phát triển một cách tòan diện và tốt nhất. Do vậy, bạn cần lưu ý để có thể chứng minh cho yêu cầu giành quyền nuôi con của mình và đặc biệt bạn nên nhớ chi tiết này là trong quá trinh tòa án xét xử, bạn phải làm nổi bật thêm vấn đề là bạn sẽ luôn tạo điều kiện cho mẹ của cháu được thăm nom chăm sóc cháu cùng với bạn vì mục đích cuối cùng là sự phát triển của con. Bạn có thể tham khảo thêm các qui định trách nhiệm của cha mẹ sau ly hôn.
Điều 56. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn
Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Chúc bạn thành công.
Cập nhật bởi lsthachthao ngày 14/01/2013 01:18:07 CH
LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO - ĐÒAN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO
ĐC: 4/63 - QUANG TRUNG - PHƯỜNG 10 - QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM ( Cách Ngã 6 Gò Vấp 100m. Hẽm đầu tiên bên phải)
ĐTDĐ: 0989046966
ĐTVP: (08).38940903
EMAIL: lsthachthao@yahoo.com
TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TIẾP TẠI VP HOẶC QUA ĐIỆN THOẠI THƯỜNG XUYÊN : Từ Thứ 2 - Chủ nhật vào lúc: 08h - 21h mỗi ngày
1. Email: lsthachthao@yahoo.com.
2. ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0989 046 966