Xin tư vấn định cư Mỹ

Chủ đề   RSS   
  • #26432 11/04/2009

    abinladu

    Sơ sinh

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin tư vấn định cư Mỹ

    Biết được trang web Lawsoft  qua lời giới thiệu của bạn bè; xin quý vị tư vấn và trả lời thắc mắc của gia đình tôi về việc xuất cảnh định cư tại Mỹ như sau:
    - Tôi (sinh năm 1955) hiện là giáo viên công tác tại 1 trường THPT tại Cà Mau; vợ tôi (sinh năm 1955) hiện nội trợ; chúng tôi có 2 đứa con gái: cháu lớn (Hồng) hiện có gia đình là công dân Mỹ gốc Việt; và cháu cũng đã có quốc tịch Mỹ (tuyên thệ và nhận giấy vào ngày 26/3/2009 vừa rồi); cháu nhỏ (Diễm, sinh ngày 3/12/1989) hiện đang là sinh viên năm thứ 2 tại 1 trường đại học tại Sài gòn.
    - Gia đình cháu Hồng muốn bảo lãnh cho chúng tôi định cư sang Mỹ, tôi muốn hỏi:
    1. Kể từ thời gian Hồng bắt đầu nộp hồ sơ đến lúc phỏng vấn khoảng là bao lâu? khả năng thành công khi phỏng vấn như thế nào? có khó khăn gì không?
    2. Cháu Diễm có thể đi cùng chúng tôi không?
    3. Nếu Cháu Diễm không thể đi cùng, thì sau khi phỏng vấn OK, tôi hoặc vợ tôi đi trước (để qua với Hồng và khi có thẻ xanh thì làm hồ sơ bảo lãnh cho Diễm), một người ở lại lo cho Diễm có được khg? hay chỉ nên nộp hồ sơ 1 người trước?
    4. Tôi có phải xin nghỉ làm việc trước khi đi phỏng vấn khg? Nếu phỏng vấn OK, thì khoảng bao lâu có thể ở lại VN trước khi đi?
    5. Nếu tôi đi trước, có thẻ xanh thì bao lâu có thể nộp hồ sơ bảo lãnh cho Diễm, thời gian để Diễm có thể đi được khoảng là bao lâu?

    Nếu được xin vui lòng trả lời cho tôi tại địa chỉ kthaytuan@yahoo.com

    Chúc sức khỏe và Trang web Lawsoft ngày càng phát triển.
    Trân trọng.
    PKTuấn

     
    4922 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn abinladu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #530507   08/10/2019

    nguyenvanchinh90
    nguyenvanchinh90

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2019
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Không biết bạn và gia đình đã hoàn tất thủ tục di trú Mỹ hay chưa, nếu chưa mình xin cập nhật một số luật di trú Mỹ năm 2019 hiện nay như sau:

    Những thay đổi của luật di trú Mỹ 2019

    Đương đơn sẽ phải gánh chịu như thế nào khi luật di trú Mỹ 2019 bắt đầu có hiệu lực, trường hợp không như mong muốn nếu bộ hồ sơ di trú sau khi nộp lên nhưng lại bị trả về sẽ:

    – Mọi lệ phí bạn đã nộp cho Sở Di Trú không thể lấy lại được và tiến hành nộp lệ phí mới nếu có nhu cầu nộp lại hồ sơ. Chưa hết, lúc này bộ hồ sơ của đương đơn sẽ được lưu vào mục “Cần lưu ý” sẽ được xem xét kỹ hơn, khó khăn hơn để được chấp nhận ở lần kế tiếp.

    – Sẽ gần như mất đi cơ hội để được cấp lại visa và bị xem là vi phạm luật di trú về sử dụng sai mục đích của visa được cấp trước đó nếu những người đang ở Mỹ đang là khách du lịch, du học sinh (tức không định cư tại đây) có ý muốn xin chuyển sang diện định cư (diện kết hôn, di trú mỹ diện f4 hay định cư mỹ diện eb3,…) mà hồ sơ bị từ chối theo quy định mới của luật di trú Mỹ.

    – Không đủ thông tin, chứng cứ để chứng minh theo quy định từng hạng mục đưa ra ví dụ như: giấy tờ chứng minh quan hệ, hình ảnh chụp,… Hoặc ở mỗi diện di trú lại không đủ điều kiện nhập cư Mỹ theo quy định, ví dụ như hồ sơ bảo lãnh anh chị em di trú Mỹ f4 trong khi giấy khai sinh không cho thấy được có mối quan hệ nào là huyết thống.

    – Hiển nhiên là trước đây khi chưa nộp phí hay nộp không đúng với quy định đưa ra sẽ được trả lại hồ sơ cùng với phí đã nộp. Còn bây giờ hồ sơ sẽ bị từ chối và phí sẽ không được hoàn trả.

    Như vậy việc xét duyệt được siết chặt hơn trước đây theo luật di trú Mỹ mới này của Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ. Chính vì vậy nếu hồ sơ chuẩn bị không đầy đủ, chuyên nghiệp, cẩn thận dù là visa định cư hay không sẽ ảnh hưởng bất lợi cho các hồ sơ xin visa đi Mỹ. Nếu bạn cảm thấy không tự tin hoặc chưa hiểu rõ hết quy định thủ tục có thể liên hệ với những người có kinh nghiệm, am hiểu rõ về luật di trú Mỹ.

    Luật di trú Mỹ 2019 đối với người độc thân dưới 21 tuổi

    Đạo luật di trú Child Status Protection Act (CSPA) có hiệu lực từ ngày bàn hành (6/8/2002), được áp dụng đối với những hồ sơ nộp trước ngày 6 tháng 8 năm 2002 trong khi có những người con độc thân quá 21 tuổi có thể được hưởng quyền lợi của luật di trú Mỹ này nếu như:

    – Đơn xin thay đổi tình trạng di trú Mỹ chưa được quyết định hoặc những đơn bảo lãnh I-130 đang trong trạng thái chờ sự quyết định trước hoặc sau khi ngày đạo luật di trú được ban hành.

    – Những đơn đang chờ Sở Di Trú hoặc Lãnh Sự Hoa Kỳ đưa ra quyết định.

    *CSPA áp dụng cho diện bảo lãnh vợ/chồng/ con dưới 21 tuổi (Con nuôi hay  con mồ côi đều thuộc diện này).

    Luật di trú Mỹ ở diện được xem là bảo lãnh người thân nhanh nhất so với các diện khác khi có cha/ mẹ của công dân Hoa Kỳ. Nếu trước kia cha mẹ là công dân tại nước này bảo lãnh con dưới 21 tuổi thì người con đó phải chính xác dưới 21 tuổi kể từ ngày làm đơn cho đến khi nhập cư Hoa Kỳ vẫn không được hơn 21 tuổi. Trường hợp >21 tuổi sẽ không còn được ưu tiên ở diện này theo luật di trú Mỹ.

    Tuy nhiên ở điều khoản 2 của đạo luật CSPA được nới lỏng ra nhằm thỏa mãn cho các hồ sơ nào thuộc diện bảo lãnh con dưới 21 tuổi (bắt buộc cha mẹ là công dân Hoa Kỳ). Cụ thể là lúc đơn được nhận bởi Sở Di Trú Mỹ thì con chỉ cần dưới 21 tuổi và sau khi có visa hoặc nhập cư dù có >21 tuổi vẫn được sang Hoa Kỳ.

    Chưa hết sau khi người được bảo lãnh chính thức trở thành công dân tại nước này thì ngày của người được bảo lãnh trở thành và trở thành công dân Mỹ sẽ là ngày của để Sở Di Trú sử dụng nhằm xác minh được thuộc diện ưu tiên nào.

    Ví dụ: Cha/mẹ bảo lãnh lúc người con 17 tuổi khi chính thức trở thành công dân nước này người con 20 tuổi thì vẫn được xếp vào diện Immediate Relative (Diện bảo lãnh vợ/chồng, con dưới 21 tuổi).

    Trường hợp cuối cùng, vẫn như trên tuy nhiên lúc này người con đã có gia đình và được quyền chuyển sang diện Immediate Relative nếu đã ly dị trước khi 21 tuổi. Ngày để Sở Di Trú dùng xác minh người được bảo lãnh thuộc diện này là ngày ly dị của người con này.

    Ví dụ: Cha/me bảo lãnh lúc con chỉ 18 tuổi đã có gia đình và ly dị sau khi đã nộp đơn hiển nhiên thuộc vào diện nêu trên dù quá 21 tuổi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenvanchinh90 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/10/2019)