Xin thôi việc khi đang được cơ quan cử đi học

Chủ đề   RSS   
  • #229607 27/11/2012

    nguyenmyha84

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin thôi việc khi đang được cơ quan cử đi học

    Tôi làm trong ngành GD. Tôi được cơ quan tuyển dụng chính thức vào ngày 3/9/2006. Đến tháng 11/2011 tôi thi đậu cao học và được cơ quan cấp kinh phí cho đi học. Tôi làm cam kết sau khi đi học sẽ phục vụ công tác cho trường. Vì trường CĐSP nên trực thuộc Sở GD và Sở Nội Vụ. Tháng 11/2012 tôi nộp đơn xin thôi việc  và trong đơn ghi rõ tôi sẽ đền bù lại tất cả các chi phí hỗ trợ của cơ quan trong quá trình tôi đi học, lý do xin nghỉ vì muốn đoàn tụ với gia đình, vì chồng tôi hộ khẩu và làm việc trong biên chế ngành GD tại tp.HCM, con tôi cũng học tại tp.HCM nên tôi xin nghỉ để xin vào 1 trường khác tại tp.HCM. 

    Vậy nhưng Sở GD ký quyết định không cho tôi được nghỉ việc. Tôi không biết phải làm như thế nào bây giờ vì tôi nghỉ hình thức xin nghỉ việc và đền bù kinh phí đào tạo là hình thức cuối cùng rồi vậy tại sao ko cho tôi nghỉ việc.

    Nếu tôi bị kỷ luật rồi sau đó nghỉ việc thì việc tôi xin vào một trường khác để giảng dạy có ảnh hưởng gì không? Hiện tại tôi đã xin được ở 1 trường tại tp.HCM và chỉ chờ có qđ thôi việc thì tôi mới ký hợp đồng với đơn vị mới. 

    Xin luật sư tư vấn giúp tôi nên bắt đầu từ đâu để giải quyết nhanh nhất.

    Tôi xin cảm ơn!

     
    6255 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #230031   29/11/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn,

    Hợp đồng mà bạn ký kết người đại diện trường CĐSP là hợp đồng không xác định thời hạn.

    Theo thủ tục về ngày báo trước của Luật lao động: 

    Khoản 3 Điều 37: Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất 3 ngày.

    Căn cứ theo thông tư 21 hướng dẫn thi hành một số điều của  nghị định 44/2003 về hợp đồng lao động. 

    Tại mục III:

    III. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, TRỢ CẤP THÔI VIỆC VÀ BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO 

    1. Thời gian báo trước để chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện như sau:

    A) Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 36 của Bộ Luật Lao động thì hai bên không phải báo trước.

    B) Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 37 hoặc Điều 38 của Bộ Luật Lao động, thì bên có quyền đơn phương phải thực hiện việc báo trước cho bên kia bằng văn bản.

    Số ngày báo trước của người lao động được qui định tại khoản 2, khoản 3 Điều 37; của người sử dụng lao động tại khoản 3 Điều 38 của Bộ Luật Lao động. Số ngày báo trước là ngày làm việc. Riêng trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải thì không phải báo trước.

    2. Các trường hợp được trợ cấp thôi việc và không được trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

    A) Các trường hợp được trợ cấp thôi việc:

    - Người lao động chấm dứt hợp đồng theo Điều 36; Điều 37; các điểm a, c, d khoản 1 Điều 38; khoản 1 Điều 41; điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động.

    - Người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng  trước khi có chế độ hợp đồng lao động, thì khi nghỉ việc được tính trợ cấp thôi việc như người đã ký hợp đồng lao động.

    - Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38 của Bộ Luật Lao động là các trường hợp: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền quyết định giải thể, tòa án tuyên bố phá sản, giấy phép hoạt động đã hết hạn, doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền rút giấy phép hoạt động hoặc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.

    B) Các trường hợp không được trợ cấp thôi việc:

    - Người lao động bị sa thải theo điểm a và điểm b, khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động.

    - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà vi phạm về lý do chấm dứt hoặc thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Lao động.

    - Người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 145 của Bộ Luật Lao động.

    - Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 17 và Điều 31 của Bộ Luật Lao động đã được hưởng trợ cấp mất việc làm.

    Theo Điều 41 Luật  lao động:

     

    Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

    2– Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

    3– Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có), theo quy định của Chính phủ.

    4– Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    Theo căn cứ quy định pháp luật về hợp đồng lao động trên. Bạn viết/đánh máy văn bản thông báo về vấn đề bạn muốn nghỉ việc, sau đó 45 ngày bạn có thể tự động nghỉ việc mà không cần nói gì thêm. Bạn sẽ được hưởng các chế độ, chịu chế tại theo các quy định trên. Nếu đã hết thời hạn 45 ngày mà Trường CĐSP không giải quyết cho bạn hưởng chế độ, nhận lại các giấy tờ để xin việc ở nơi khác thì bạn phải khiếu nại lên Công đoàn hoặc hội đồng hòa giải cơ sở để mở thủ tục hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì phải kiện.

     

    Theo quy định của pháp luật lao động, bạn có thể ký kết nhiều hợp đồng nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ các hợp đồng mà bạn đã ký. Việc bạn bị kỷ luật, rồi nghỉ việc thì bạn không được hưởng các chế độ trợ cấp. Mặt khác, theo tôi được biết việc bạn bị kỷ luật sẽ được ghi trong hồ sơ cá nhân của bạn. Tuy xem hành vi mà bạn gây ra để dẫn đến kết quả bị kỷ luật là gì mà có mức độ ảnh hưởng. Thông thường, vấn đề đạo đức luôn được đánh giá cao trong các trường học.

     

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |