TCVN xxxx: 2008
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CHUNG NUÔI RẮN HỔ MANG
(Naja naja)
General technique regulation husbandry for Chinese Cobra (Naja naja)
HÀ NỘI - 2008
Lời nói đầu
TCVN xxxx: 2008 do Tiểu ban kỹ
thuật tiêu chuẩn biên soạn. do Cục Kiểm lâm biên soạn theo đề nghị của
Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, theo
Quyết định số : …../QÐ-BNN-KL ngày … tháng … năm 200... của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Tiêu
chuẩn này thay thế “Quy phạm kỹ thuật nuôi rắn hổ mang” ban hành theo Quyết định
số 4110/QĐ/BNN-KHCN ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
|
TCVN XXXX : 2008
|
TIÊU CHUẨN KỸ
THUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CHUNG NUÔI RẮN HỔ MANG (Naja naja)
General technique regulation husbandry for Chinese
Cobra (Naja naja)
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định những điều kiện cơ bản về chuồng trại, an toàn,
vệ sinh môi trường đối với các cơ sở nuôi rắn hổ mang.
2. Thuật
ngữ và định nghĩa
Trong Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2.1 Nuôi rắn hổ mang trong môi trường có kiểm soát:
- Nuôi sinh sản: Là quá trình nhân giống hữu tính
động vật (có trao đổi giao tử hoặc giao phối giữa các cặp bố, mẹ) trong môi
trường có kiểm soát.
- Gây nuôi sinh sản biệt lập: Là quá trình nuôi sinh sản giữa các cặp bố, mẹ
trong môi trường có kiểm soát mà không cần bổ sung nguồn giống từ tự nhiên, trừ
những lần bổ sung nhằm tránh hiện tượng cận huyết.
- Nguồn giống sinh sản: Là các cá thể động vật ban đầu được sử dụng để sản
xuất ra các thế hệ kế tiếp trong trại nuôi.
- Thế hệ:
+
Thế hệ F1: Là các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó
có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên hoặc hợp tử được hình thành từ
tự nhiên.
+ Thế hệ F2
hoặc kế tiếp: Là các cá thể được sinh ra bởi các cặp bố mẹ được sinh ra trong
môi trường có kiểm soát.
- Trại vệ tinh: Là trại nuôi thương phẩm mà nguồn giống do trại gây
nuôi sinh sản biệt lập cung cấp.
- Giao phối cận
huyết: Là quá trình cho các cá thể có
quan hệ họ hàng trong ba thế hệ liên tiếp giao phối với nhau.
2.2 Tiêu độc, khử trùng: Biện pháp sử dụng hoá
chất hoặc dùng các phương pháp vật lý, vi sinh ... tác động lên các bề mặt đã
được làm sạch với mục đích loại bỏ hay giảm thiểu số kí sinh trùng, vi sinh vật
gây bệnh cho rắn.
2.3 Nguồn nước sạch : Nguồn nước không bị nhiễm các chất độc hại hữu cơ,
vô cơ, vi sinh vật vượt quá giới hạn quy định đối với vật nuôi thuỷ sản; đáp
ứng được yêu cầu về hàm lượng ôxy hoà tan, độ trong, độ pH và hàm lượng hữu cơ
cho đối tượng nuôi.
2.4 Chuồng nuôi rắn: Là nơi nuôi nhốt trực tiếp rắn bên trong
gồm:
- Chuồng
nuôi nhốt rắn độc lập: rắn nuôi được nhốt từng cá thể trong các chuồng (lồng)
không có phần không gian mở bên ngoài;
- Chuồng
nuôi rắn tập trung: nhiều cá thể rắn được nuôi trong một khuôn viên giới hạn và
không nhất thiết có lồng nhốt.
2.5 Trại nuôi rắn: Là toàn bộ phần bảo vệ bên ngoài chuồng
nuôi, tường hoặc rào bao quanh.
3. Tiêu chuẩn về kỹ
thuật gây nuôi
3.1. Các tiêu chuẩn
cảm quan về chuồng trại nuôi rắn
Bảng 1: Các chỉ tiêu cảm quan về chuồng trại nuôi
rắn hổ mang
Stt
|
Chỉ tiêu
|
Yêu cầu
|
|
Trại nuôi
|
1
|
Cấu trúc tổng thể
|
Phù hợp với điều kiện
sống, đáp ứng những yêu cầu sinh thái cơ bản của loài.
|
2
|
Vị
trí
|
Tách
biệt với nơi ở của người, và trại nuôi gia súc, gia cầm khác.
|
3
|
Mức
độ an toàn
|
Đảm
bảo chắc chắn, có khoá an toàn tránh rắn sổng ra ngoài trại,
Đáp
ứng:
TCVN
3254:1989 - An toàn cháy. Yêu cầu chung;
TCVN
3255:1986 - An toàn nổ. Yêu cầu chung
|
4
|
Vệ
sinh môi trường
|
Có
hệ thống cấp thoát nước và xử lý chất
thải
Có
hệ thống sát trùng ở cổng ra vào.
|
|
Chuồng nuôi
|
1
|
Kết
cấu, vật liệu
|
Đảm
bảo chắc chắn, không bị phá vỡ kết cấu, tránh rắn thoát ra khỏi chuồng khi va
đập mạnh, cửa chuồng có khoá an toàn.
|
2
|
Mắt
lưới
|
Đường
kính mắt lưới phần chuồng làm bằng lưới sắt phải nhỏ hơn 1/2 đường kính tiết
diện ngang phần lớn nhất của cá thể rắn đang nhốt trong chuồng.
|
3.2. Mật độ nuôi
Tối
thiểu 10 cá thể/m2 đối với chuồng nuôi tập trung;
Tối
đa 03 cá thể /chồng đối với chuồng nuôi độc lập.
3.3 Quy định về thức ăn và thú y
Trại nuôi
phải có nhân viên có chuyên môn thú y hoặc hợp đồng với bác sĩ thú y hay cơ sở
thú y để chăm sóc và chữa bệnh cho rắn.
Trại
nuôi phải có sổ ghi chép, theo dõi tình hình bệnh tật. Có nơi chứa thức ăn
riêng biệt; thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn. Thức ăn không được nhiễm
Salmonella, nấm mốc độc (asperrgilus flavus), độc tố (aflatoxin).
3.4. Quản lý năng xuất
Năng
lực sản sinh sản trong năm (mùa) của đàn nuôi tối đa không vượt quá số con non lý
thuyết (con non do toàn bộ số cá thể cái trong đàn được thụ thai và sinh sản
thành công tính theo số trứng ấp nở bình quân năm cao nhất).
Bảng
02: Theo dõi năng lực sản xuất của đàn giống bố mẹ
Stt năm theo dõi
|
Tổng số đàn bố mẹ
|
Tổng số con cái
|
Số con cái sinh sản
|
Tỷ lệ sinh sản
(≤ 100%)
|
Số trứng ấp nở bình quân/con cái sinh sản
|
Năng lực sản xuất của đàn giống /mùa sinh sản
|
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4 = 3/2 x 100%)
|
(5)
|
(7= 3x5 )
|
N0(năm đầu)
|
|
|
|
|
|
|
Nt(năm thứ t)
|
|
|
|
|
|
|
4. Công nhận nguồn giống
4.1. Tiêu chuẩn công nhận nguồn giống bố mẹ
Đàn rắn được công nhận là nguồn giống hợp pháp khi đáp
ứng các tiêu chuẩn hình thái và điều kiện về quản lý sau:
-
Có độ vượt so với trị số bình quân của các cá thể khác trong đàn cùng độ tuổi ít nhất 10% về kích thước và trọng lượng.
- Không có các dị tật bẩm sinh
- Có nguồn gốc rõ ràng, có mã số ghi trên từng
chuồng nuôi độc lập. Nội dung mã số thứ tự từ trái sang phải gồm đủ 08 chỉ tiêu
mã hoá bằng 22 ký tự số và chữ, mỗi nội dung cách nhau bằng một dấu (.), cụ thể:
a) Mã số tỉnh (dùng mã số điện thoại vùng, các tỉnh mã
số vùng điện thoại ít hơn 04 ký tự số thì thên số 0 đằng trước);
b) 03 ký tự tiếp theo là mã nhóm loài ưu tiên bảo tồn
(tương đương Phụ lục I, III và III của CITES);
c) 03 Mã số tiếp theo là tên loài nuôi rắn hổ mang
(RHM);
d) 01 ký hiệu tiếp theo thể hiện giới tính (F: cái, M
đực);
e) 03 chữ số kế tiếp là mã số Trại nuôi trong tỉnh (số
tự nhiên từ 001-999);
f) 01 ký tự tiếp theo là ký hiệu nguồn gốc (tương tự
các mã số về nguồn gốc trong mẫu giấy phép CITES;
g) 01 ký tự tiếp theo là ký hiệu mục đích nuôi (tương
tự các mã số về mục đích trong giấy phép CITES;
h)
0004.0II.RHM.F.005.W.T.04.12.05
|
|
04 số tiếp theo là ngày tháng năm
sinh (nếu đánh bắt từ tự nhiên ghi ngày lập hồ sơ);
Ví
dụ với cá thể có ký hiệu thẻ chuồng:
Thể
hiện: Đây là cá thể Rắn hổ mang bố mẹ, thuộc phụ lục II CITES, có nguồn gốc săn
bắt từ tự nhiên, được nuôi vì mục đích thương mại, lập hồ sơ ngày 4/12/2005 tại
trại nuôi số 005, thành phố Hà Nội.
4.2. Thủ tục công nhận nguồn giống
Nguồn giống
hợp pháp là rắn giống có nguồn gốc từ các trại nuôi được đăng ký, quản lý theo Điều
10 Nghị định 82/2006/NĐ-CP. Rắn giống bố mẹ đáp ứng mục 4.1 của Tiêu chuẩn này.
5. Quy định môi trường
5.1 Quy định về nguồn nước
Các
thông số, chất ô nhiễm và giới hạn cho phép trong nước sử dụng trong các trại
nuôi rắn theo Tiêu chuẩn
28TCN176:2002, điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Cage culture of
Basa bocourti, Basa catfish - Conditions for food safety) với Cơ sở nuôi cá ba
sa, cá tra trong bè.
5.2 Quy định
về tiêu chuẩn nước thải từ trại nuôi: theo
tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 về tiêu chuẩn nước thải công nghiệp (Industrial waste water - Discharge standard).
5.3 Quy định về cách ly đảm bảo an toàn sinh học
Cách
ly: trước khi nhập đàn các cá thể rắn mới từ nơi khác, phải nuôi cách ly để
theo dõi và kiểm dịch từ 2-6 tuần.
Thiết bị, dụng cụ để chế biến thức ăn, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển rắn phải được chế tạo bằng vật liệu không bị ăn mòn, không thấm nước, dễ làm vệ sinh và khử trùng.
Khu trại nuôi, chuồng nuôi phải được giữ vệ sinh,
rác thải, nước thải phải được thu gom, xử lý hoá chất tiệt trùng.
6. Quy định về chất
lượng thành phẩm
6.1. Tiêu chuẩn con non
Tiêu chuẩn trứng
- Ổ trứng phải tạo thành khối, lành lặn không có vết xước;
- Khối lượng trứng phải đạt từ 15-20g, kích thước 59 - 62 /29 - 29mm;
- Vỏ trứng trắng đều.
Tiêu chuẩn con non: Rắn non mới nở phải không có biểu hiện dị tật bẩm
sinh, đạt chiều dài tối thiểu 220mm.
6.2 Tiêu chuẩn các
thành phẩm khác là thực phẩm
Theo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu
chuẩn ISO 22000:2005
7. Vận chuyển, tiêu
thụ
7.1.
Bảo quản và vận chuyển
Sản phẩm sơ chế từ rắn hổ mang
được bảo quản trong kho khô, sạch; có bệ kê, thoáng mát và đã được tẩy trùng, thời
gian bảo quản sản phẩm không quá 3 tháng kể từ ngày sản xuất.
Phương tiện vận chuyển phải đảm
bảo khô, sạch, không nhiễm chất độc hại hoặc các vi sinh vật gây bệnh. Khi vận
chuyển, rắn phải được đóng trong thùng lưới hoặc bỏ vào bao lưới, xếp vào trong
các loại hộp cứng (nhựa hoặc gỗ), có lỗ thoáng. Hộp đựng rắn được đánh số, có
khoá an toàn. Đối với rắn bố mẹ phải đính kèm theo mã số từng cá thể.
7.2. Ghi nhãn sản phẩm
Theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999
của Thủ tướng Chính phủ về quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và
hàng hóa xuất, nhập khẩu và Thông tư số 75/2000/TT-BNN-KNKL ngày 17/7/2000 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện quyết định trên.
RẮN HỔ MANG
Naja
naja Linnaeus, 1758
Coluber
naja Linnaeus, 1758
Naia
naia Bourret, 1936
Naja
tripudians Merrem, 1920
Họ: Rắn hổ Elapidae
Bộ: Có vảy Squamata
Mô
tả:
Rắn cỡ lớn, đầu không phân biệt với cổ, không có
vảy má. Rắn có khả năng bạnh cổ khi bị kích thích, khi đó ở phía trên cổ
trông rõ một vòng tròn màu trắng, thường rắn hổ mang miền Bắc Việt Nam (từ Đà
Nẵng trở ra), ở hai bên vòng tròn có giải màu trắng (gọi là gọng kính). Lưng
có màu nâu thẫm, vàng lục hay đen, hoặc đồng màu hoặc có những dải hoa văn
như những vạch ngang đơn hoặc kép sáng màu hơn. Chiều dài cơ thể tới 2000mm.
Sinh học:
Rắn
trưởng thành ăn chuột, cóc, rắn... rắn non ăn ếch nhái là chủ yếu. Rắn giao
phối vào tháng 5 và đẻ trứng vào tháng 6, đẻ 9 - 22 trứng, kích thước 59 - 62
/ 29 - 29mm và có hiện tượng con các canh giữ trứng. Trứng nở vào tháng 8.
Con non mới nở dài 200 - 350mm và có khả năng bạnh cổ.
Nơi sống và sinh thái:
Rắn hổ
mang thường sống trong những hang chuột ở đồng ruộng, làng mạc, vườn tược, bờ
đê, dưới gốc cây lớn trong bụi tre. Rắn trưởng thành hoạt động kiếm ăn chủ
yếu vào ban đêm, còn rắn non thường kiếm ăn ban ngày.
Phân bố:
Việt Nam: Trên khắp lãnh thổ nước ta từ Bắc đến Nam
Thế
giới: Nam trung Á, Nêpan, Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Philíppin, Malaixia, Inđônnêxia.
Giá trị:
Rắn hổ
mang là loài rắn độc cắn chết người. Nọc độc của chúng làm thuốc chữa đau các
khớp xương, tê thấp, còn dùng làm thuốc tê. Rắn hổ mang cùng với rắn cạp
nong, rắn ráo làm thành bộ 3 nhâm rượu để điều chế thành rượu tam xà chữa tê
thấp và viêm đau khớp xương. Ngoài ra rắn sống còn là mặt hàng xuất khẩu.
Tình trạng:
Số lượng
rắn hổ mang hiện nay suy giảm rất nhiều ít do bị săn bắt triệt để. Mức độ đe
dọa: bậc T.
Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt rắn non, cấm bắt trong mùa
sinh sản từ tháng 4 đến tháng 6, cần tổ chức nuôi.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 210.
|
|