Chào bạn, về việc bạn hỏi, tôi có trao đổi như sau:
Theo quy định của pháp luật thì việc chia thừa kế di sản người chết để lại được thực hiện theo di chúc, nếu không có di chúc thì thực hiện chia theo pháp luật, nếu chia theo pháp luật thì chia theo hàng thừa kế, hàng thừa kế thứ nhất của người chết là bố, mẹ, vợ, chồng, con của người chết. Hàng thừa kế thứ hai gồm ông bà, anh, chị, em ruột và cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà.
Mặt khác, trường hợp những người thuộc cùng hàng thừa kế thứ nhất đã chết hết thì những người thuộc hàng thừa kế thứ hai sẽ được hưởng thừa kế. Giấy chủ quyền thì tên ông cố, nhưng các con và cháu của ông cố đã chết hết do vậy trường hợp như bạn nêu thì chỉ có các cháu gọi cụ cố là bằng cụ nội, cụ ngoại là người được hưởng theo quy định.
Tuy nhiên, cần xác định rõ là thời điểm bố bạn mời các chị em gái và các con cháu về ở và đứng ra ký tên cho mỗi người một lô đất nhỏ để xây nhà và hợp thức hóa sau này là đã hoàn thành về thủ tục chưa ? và các con của các em của bố bạn có chấp nhận việc được chia đất ở hồi đó không ? hiện con cháu của em bố bạn đang ở đâu và thủ tục hợp thức hóa đã làm đến đâu ?
- Nếu chưa hoàn thiện thủ tục hợp thức hóa và các con cháu của các em của bố bạn đều muốn chia tài sản thì về nguyên tắc họ được xác định là hàng thừa kế thứ 4 (cụ nội, cụ ngoại) của cụ Cố bạn. Do vậy, nếu các con, cháu của các em gái bố bạn yêu cầu chia di sản thì có thể được chia theo quy định.
Trường hợp của bạn rất phức tạp, để có cơ sở chính xác và hồ sơ đánh giá để phân tích đầy đủ và chính xác bạn cần mang hồ sơ đến văn phòng luật sư hoặc nhờ luật sư tư vấn cho chính xác.
Chúc bạn thành công !
Luật sư Phan Văn Lãng.