Xin luật sư tư vấn cách chia tài sản khi bố mất

Chủ đề   RSS   
  • #99210 27/04/2011

    hailinhtlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin luật sư tư vấn cách chia tài sản khi bố mất

    Kính chào luật sư,

    Tôi muốn xin được tư vấn về vấn để như sau

    Tôi là con trai trưởng 63 tuổi


    Bố tôi đã mất cách đây 4 năm không để lại di chúc. Bố tôi có tài sản là một ngôi nhà của ông bà mất để lại cũng không có di chúc. Bố tôi đã mua lại phần của các bác các cô. Còn thiếu: chưa nộp tiền sang tên để lấy sổ đỏ.

    Mẹ tôi còn sống nay đã 82 tuổi có 5 người con ( 3 con trai, 2 con gái ). Ngôi nhà bố tôi để lại hiện nay mẹ và 3 anh em trai ở, hai em gái đã có nhà riêng.

    Xin được hỏi luật sư:


    Gia đình chúng tôi muốn bán ngôi nhà đi. Mẹ tôi muốn phần của bà cho 3 người con trai thêm tiền để mua nhà ở. Theo luật pháp ngôi nhà sau khi bán đi được chia như thế nào ?

     
     
    8289 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #99325   28/04/2011

    phamthanhtaimd
    phamthanhtaimd
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2008
    Tổng số bài viết (437)
    Số điểm: 2279
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần


    Chào Ông!

    Theo như thông tin Ông cung cấp, chúng tôi tạm thời xác định ngôi nhà mà bố của ông để lại là tài sản riêng của bố ông chứ không thuộc khối tài sản chung vợ chồng giữa bố mẹ ông.


    Nếu đây là khối tài sản riêng của bố ông, khi bố của ông mất đi, không để lại di chúc thì khối tài sản đó sẽ được chia theo pháp luật.

    Theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự thì những người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần thừa kế bằng nhau.

    Hàng thừa kết thứ nhất của người chết gồm vợ (chồng), cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;. Như vậy, nếu như bố của ông không còn cha đẻ, mẹ đẻ, không có cha nuôi, mẹ nuôi thì di sản của bố ông để lại sẽ được chia làm 6 phần bằng nhau, gồm mẹ của ông và 5 người con của bố ông.Khi đó những người thừa kế sẽ phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế sau đó mới có thể bán di sản của bố ông đi được.

    Trân trọng!

    Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài

    - Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

    ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.

    ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477

    Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com

    Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com

     
    Báo quản trị |  
  • #99394   28/04/2011

    hailinhtlu
    hailinhtlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính chào luật sư.

    Sau khi xem tư vấn của ông. Chúng tôi kiểm tra lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

    Chủ sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở có cả tên bố và mẹ tôi.
    Vậy ngôi nhà trên là tài sản chung.

    Thành thật xin lỗi ông. 
    Xin ông tư vấn lại giúp gia đình chúng tôi phải làm thế nào theo pháp luật ?
    Xin trân thành cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #99476   28/04/2011

    phamthanhtaimd
    phamthanhtaimd
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2008
    Tổng số bài viết (437)
    Số điểm: 2279
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần


    Chào ông!'

    Tiếp theo tư vấn trước, tôi xin bổ sung theo yêu cầu của ông như sau:


    Trong trường hợp ông xác định nhà đất ông đề cập là tài sản chung của bố mẹ ông, bố của ông mất đi không để lại di chúc thì mẹ ông và các anh em ông vẫn phải tiến hành kê khai thừa kế trước khi có thể định đoạt nhà đất nói trên.

    Nếu là tài sản chung hợp nhất của bố mẹ thì thông thường mẹ ông sẽ có quyền định đoạt đối với 1/2 khối di sản, 1/2 còn lại sẽ được chia đều cho 6 người (gồm mẹ ông và 5 anh em nhà ông).

    Khi kê khai thừa kế, những người thừa kế có thể thỏa thuận về người có quyền thay mặt đứng tên tài sản để thuận tiện cho việc định đoạt sau này.

    Trân trọng!

    Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài

    - Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

    ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.

    ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477

    Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com

    Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com

     
    Báo quản trị |  
  • #99515   28/04/2011

    hailinhtlu
    hailinhtlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính chào luật sư.

    Gia đình chúng tôi rất cám ơn ông đã cho biết theo pháp luật.


    Xin ông tư vấn giúp tiếp:


    Theo pháp luật thì phần tài sản của mẹ tôi gồm có 1/2 tài sản chung và 1/6 tài sản của người chồng đã mất.

    Xin hỏi: 


    1. Mẹ tôi muốn làm thủ tục như thế nào để chia phần tài sản của bà cho ba người con trai và mẹ tôi muốn cho các bác các cô, các cháu một chút quà. Riêng mẹ tôi muốn giữ lại một phần để sinh hoạt.

    2.Phần tài sản của bố tôi phải làm thủ tục như thế nào để chia cho mẹ và 5 người con.

    3.Tóm lại gia đình chúng tôi kính mong ông giúp đỡ thủ tục cần thiết tuần tự bán ngôi nhà chia theo pháp luật và chia phần tài sản của mẹ tôi theo nội dung trên.

    Rất mong ông lưu tâm giúp đỡ.
     
    Báo quản trị |  
  • #100087   02/05/2011

    phamthanhtaimd
    phamthanhtaimd
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2008
    Tổng số bài viết (437)
    Số điểm: 2279
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần


    Chào ông !

    Liên quan đến vấn đề ông thắc mắc, chúng tôi đã đưa ra nội dung tư vấn cụ thể tại hai bài tư vấn trước đây.


    Tuy nhiên, để có thể hướng dẫn chi tiết hơn về việc thực hiện các thủ tục liên quan, ông có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo địa chỉ:

    Luật sư Phạm Thành Tài
    Giám đốc Công ty luật Phạm Danh
    Địa chỉ: Số 18, Lô 3, Đền Lừ 1, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội
    ĐT: 04.36342301/0913378662/0904883477
    Web: luatphamdanh.net

    Trân trọng!

    Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài

    - Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

    ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.

    ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477

    Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com

    Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com

     
    Báo quản trị |  
  • #100171   03/05/2011

    Ls_LeDoanTuan
    Ls_LeDoanTuan
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2011
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 2314
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 127 lần


    Chào bạn!

    Thực sự vấn đề của ông đã được các luật sư tư vấn khá đầy đủ và đúng rồi, nhưng tôi xin có môt vài ý kiến như thế này:

    Đối với tài sản chung là căn nhà mà nguồn gốc bố của bạn vừa thừa kế và mua lại của các cô chú và bác. nhưng trên chủ quyền như bạn cung cấp đã đứng tên cả 2 ông bà (bố mẹ của bạn), vậy xác định đây là tài sản chung của vợ chồng và mỗi người sẽ có 1/2 phần sở hữu.

    Vậy khi bố của bạn mất, thì 1/2 căn nhà thuộc quyền sở hữu của bố bạn sẽ phát sinh quan hệ thừa kế theo pháp luật (bố của bạn không để lại di chúc), và trong đó có cả một số tiền chưa trả nợ cho các cô bác khi mua lại một phần nhà (nghĩa vụ trả nợ của bố mẹ bạn). Nguên tắc thừa kế quyền và cả nghĩa vụ nữa.

    Như vậy cách phân chia như thế này, gia đình bạn sẽ lấy 1/2 căn nhà thuộc quyền sở hữu của bố đem chia cho 6 phần (gồm vợ và 5 người con - giả thuyết là ông bà nội của bạn đã mất trước bố của bạn rồi nhé) và cũng thỏa thuận chia luôn tỉ lệ trên số nợ mà khi mua nhà bố của bạn chưa thanh toán cho các cô bác đó nhé)

    Chúc gia đình vui vẻ

    Thân ái!
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS-Th.S luật học Phạm Thành Tài - Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

ĐC: 18, Lô3, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN - Web: http://luatphamdanh.net

ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477 - Email: pttailawyer@yahoo.com/lsphamtai@luatphamdanh.net