Chào bạn!
Do dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm như sau:
Theo quy định tại Điều 675 BLDS năm 2005: Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
…
Theo thông tin mà bạn đưa ra, cha của bạn mất không để lại di chúc. Bởi vậy, đây thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 676 BLDS năm 2005:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
…
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Theo quy định này những người sẽ được hưởng di sản thừa kế do cha bạn để lại (phần diện tích đất thuộc sở hữu của cha bạn nằm trong khối tài sản chung vợ chồng với mẹ bạn) theo hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: ông bà nội bạn (nếu còn sống), mẹ bạn,con đẻ, con nuôi của cha bạn (nếu có).
Do mẹ bạn, chị gái bạn và bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên có quyền được hưởng phần di sản bằng nhau với những người đồng hàng thừa kế thứ nhất.
Để định đoạt di sản thừa kế, các đồng thừa kế phải tiến hành thủ tục khai nhâ%3ḅn và phân chia di sản thừa kế tại Phòng công chứng nơi có di sản thừa kế. Tại Điều 49 Luâ%3ḅt Công chứng (LCC) năm 2006 quy định:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác.
…
4. Văn bản thoả thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản”.
Như vâ%3ḅy, theo quy định nêu trên thì khi các đồng thừa kế chưa tiến hành các thủ tục theo quy định tại Điều 49 Luật Công chứng năm 2006, chưa có bất kỳ văn bản từ chối nhâ%3ḅn di sản theo quy định tại Điều 642 BLDS hoặc tặng cho phần di sản mà người thừa kế nhận được nhâ%3ḅn cho người khác thì mẹ bạn không có quyền đinh đoạt - bán căn nhà đó.
Trân trọng!
Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài
- Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.
ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.
ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477
Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com
Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com