Xin lại con đã cho người khác nuôi ntn

Chủ đề   RSS   
  • #109358 10/06/2011

    tuoithoxanh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin lại con đã cho người khác nuôi ntn



    xin chào luật sư
    toi năm nay 24 tuôi hiện đang công tác tại hà nội
    cách đây 3 năm do tuôi trẻ bồng bột tôi đã có 1 đúa con với bạn trai nhưng chúng tôi ko thể cưới vì chúng tôi còn quá trẻ con và nhiều quan điểm khác nhau nên sau khi sinh song tôi đã cho 1 gia đình họ ko có con làm con nuôi và tôi đã ký giấy cho con ngoài UBND xã nơi tôi cho con
    bây giờ tôi muốn xin lại cháu về nuôi dưỡng nhưng tôi nghĩ là gia đình họ xẽ ko cho vì tôi đã về đó 1 lần tôi biết thái độ của họ ko muốn tôi về gặp mặt thằng bé
    xin nhà tư vấn luật tư vấn cho tôi bây giờ tôi có quền chuộc lại con về nôi dương ko ạh
    xin nhận được câu trả lời sớm nhất
    thanks!
     
    9411 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #109840   13/06/2011

    duythanhdl
    duythanhdl

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/10/2008
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 275
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    Việc nuôi con nuôi đối với con của bạn đã được đăng ký tại UBND xã được coi là hợp pháp.
    Theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 Luật nuôi con nuôi quy định Hệ quả của việc nuôi con nuôi

    4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

    Như vậy sau khi con bạn được nhận làm con nuôi thì đã chấm dứt các quyền nghĩa vụ nêu trên của cha mẹ đẻ

    Tại Điều 25 Luật nuôi con nuôi quy định Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

    Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

    2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

    3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

    4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.

    Điều 26. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

    1. Cha mẹ nuôi.

    2. Con nuôi đã thành niên.

    3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.

    4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:

    a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;

    b) Hội liên hiệp phụ nữ.

    Điều 27. Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi

    1. Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    2. Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.

    3. Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục.

    4. Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    5. Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.

    Như vậy: Nếu bạn muốn nhận nuôi lại con của mình thì có 1 cách. đó là chờ khi chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi để nhận nuôi con của mình. - Bạn có thể Yêu cầu Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có căn cứ tại điều 25 nêu trên.

    Trên thực tế thì bạn có thể thỏa thuận với cha mẹ nuôi của đứa trẻ để bạn thường xuyên  thăm nom chăm sóc con của mình. Tuy nhiên về pháp lý thì quan hệ nuôi con nuôi vẫn tồn tại hợp pháp.

    Thân ái!

    Trịnh Duy Thanh

    VPLS Á Châu - TP.HCM

    0986.025.222

    duythanhdl@gmail.com

     
    Báo quản trị |