Xin luật sư tư vấn giúp trường hợp này ạ
Năm 2007, ông A thế chấp tài sản cho ngân hàng để vay vốn cho doanh nghiệp X làm ăn
Khi thế chấp tài sản vay vốn bao gồm quyền sử dụng đất và ngôi nhà là cấp 4, đã có sở hữu nhà hợp pháp theo quy định của pháp luật; tuy nhiên trong quá trình vay, ông A đã sửa đổi căn nhà khiến cho căn nhà không còn nguyên hiện trạng ban đầu nhưng không thông báo cho ngân hàng biết mặc dù HĐTC đã quy định ông A phải thông báo cho ngân hàng và được ngân hàng cho phép thì mới được sửa chữa, cũng không làm sở hữu nhà sau khi sữa chữa. Quá trình sửa nhà, ông A còn lấn sang nhà bên cạnh khoảng 8mét vuông, tuy nhiên nhà bên cạnh là anh em ruột nên không có tranh chấp gì, chỉ thỏa thuận miệng với nhau là cho phép xây dựng mà thôi.
Sau đó, Doanh nghiệp X không trả được nợ, ông A đã bán tài sản để trả nợ, hình thức bán là HĐMB 3 bên để trả nợ ngân hàng, gồm người bán(ông A), người mua (ông B) và Ngân hàng với vai trò là người có nghĩa vụ liên quan. Công chứng hợp đồng theo hồ sơ gốc đang lưu giữ tại ngân hàng
Ông B là người mua căn nhà trên, trả nợ vào ngân hàng, tuy nhiên, vì không đủ tiền nên ngân hàng đã cho ông B vay số tiên 2.150.000.000đ để mua căn nhà, ông B nộp trước vào thêm 500.000.000đ để đặt cọc. Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, ông B chưa chuyển quyền sở hữu, nhưng ngân hàng và ông B vẫn thỏa thuận làm hợp đồng thế chấp, thế chấp chính tài sản trên để ông B vay vốn để mua căn nhà. Sau 1 năm; ông B quay vòng vốn và phân thành 4 HĐTD khác với tổng dư nợ vẫn là 2.150.000.000đ. Đồng thời, ông B còn dùng chính tài sản trên để bảo lãnh cho bố ông là ông C vay số tiền 500.000.000đ để kinh doanh cây cảnh.
Sau đó, ngân hàng đã tiến hành phối hợp với ông B đi chuyển tên qua cho ông B, để hoàn thiện hồ sơ thế chấp. Nhưng khi qua làm thủ tục, không thực hiện được, vì nhà ở sai với hiện trạng trong GCN QSH nhà ban đầu. Phòng tài nguyên môi trường đã có văn bản thông báo không thực hiện được và trả lại hồ sơ.
Năm 2010, ông B và ông C không trả được nợ, Ngân hàng tiến hành khởi kiện ra tòa trên 4 HĐTD mới, yêu cầu ông B hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng đồng thời trả khoản nợ của ông C được bảo lãnh bằng chính tài sản trên, hoặc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn.
Tòa sơ thẩm xử : vô hiệu HĐTC, buộc ông B và C phải trả toàn bộ gốc lãi cho ngân hàng
Ngân hàng tiến hành kháng cáo tại tòa phúc thẩm; Tòa phúc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm và trả lại bản án để xét xử lại
Trong quá trình xét xử sơ thẩm đợt 2, ông B có đơn phản tố, yêu cầu tòa án tuyên huỷ HĐMB nhà, đồng thời yêu cầu ngân hàng phải bồi thường thiệt hại số tiền 11.200.000.000đ với các nguyên nhân: “Ngân hàng không thực hiện đúng như hợp đồng mua bán, gây thiệt hại cho ông”
-
Năm 2011, ông B có thỏa thuận bán nhà với giá 5,6tỷ; nhưng vì chuyển tên không được nên không bán được, ông B cho rằng đó là thiệt hại do ngân hàng gây ra.
-
Ông có kinh doanh karaoke và matxa; khi thỏa thuận bán nhà, ông nhận tiền cọc, tiến hành tháo dỡ máy móc thiết bị và bán rẻ lại để giao mặt bằng, ông cho rằng ông thiệt hại hơn 1 tỷ đồng khi bán lại các máy móc trên. Yêu cầu ngân hàng đền bù.
-
Ông vay mượn bên ngoài các khoản tiền để kinh doanh, gốc và lãi tính vào thiệt hại là 4,6 tỷ nữa, bao gồm cả lãi của ngân hàng cho vay, ông B đều đưa vào thiệt hại và yêu cầu ngân hàng đền bù.
Tổng cộng các khoản là 11,2tỷ.
Ông A vì bán xong tài sản và trả nợ, không hợp tác khi tòa mời đến làm việc
Vậy tôi xin hỏi:
Ngân hàng có phải đền bù thiệt hại do ông B yêu cầu
Hợp đồng mua bán có bị vô hiệu hay không, nếu bị vô hiệu: Hậu quả pháp lý sẽ như thế nào?