Chào bạn!
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì mô hình Công ty mẹ - Công ty con: "Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ"
Trường hợp của bạn nêu mỗi bên 50% vốn Điều lệ cho nên, Công ty mẹ mà bạn nêu chỉ đứng với vai trò là Thành viên góp vốn
Theo quy định tại Điều 147. Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con: Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và pháp luật có liên quan.
Do đó, những vướng mắc bạn nêu tôi trả lời như sau:
1- Trường hợp Công ty bạn làm ăn thua lỗ thì theo Quy định tại BLDS thì Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện sau :
1. Được thành lập hợp pháp.
2. Có cơ cấu chặt chẽ.
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
4. Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Quyền lợi và nghĩa vụ khi có tư cách pháp nhân :
- Pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự kể từ thời điểm pháp nhân được thành lập.
- Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự.
- Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
- Một tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó có năng lực hành vi pháp luật dân sự, được xác lập các quan hệ giao dịch dân sự một cách độc lập.
Do đó công ty bạn chỉ chịu trách nhiệm trong tổng số vốn điều lệ của DN;
2- "CTM" Có tư cách như thành viên sáng lập của Công ty TNHH theo Điều 41 Luật DN: "Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng, để thừa kế, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty"
3- Như đã nêu ở trên, "CTM" và Công ty bạn lập sau này là 2 chủ thể khác nhau do đó hoạt động kinh doanh của mỗi Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của Pháp luật, Mỗi DN có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
Thân!
Luật sư Đinh Xuân Hồng
Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng
Mail: xuanhonglaw@gmail.com - hong.dinh@luatsurieng.net
Website: www.luatsurieng.net - www.luatsurieng.com.vn
Diễn đàn: www.tranhluanphapluat.com
Phone: 0907 71 93 81
Skype: xuanhonglaw
"Luật sư riêng, Luật sư, Tư vấn pháp luật, Luật sư cho người nghèo, luat su, luatsu, Công ty luật, Văn phòng luật, Văn phòng luật sư, luatsurieng, lawyer, lawfirm, luat su rieng"