Chào bạn Vỹ, trường hợp của bạn mình có những chia sử như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 thì
"Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên qua."
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014 thì Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản.
Theo đó, về nguyên tắc thuê nhà là một loại giao dịch cần xác lập bằng văn bản nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thuê nhà và cũng là một căn cứ có tính chính xác cao nhằm giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Tuy nhiên trên thực tế cuộc sống nhiều hợp đồng thuê nhà không đáp ứng các quy định của điều 121 Luật nhà ở 2014 vẫn được giao dịch bằng lời nói. Trong trường hợp có tranh chấp các giao dịch này vẫn có hiệu lực nếu được hai bên thừa nhận. Việc yêu cầu lập thành văn bản đổi với hợp đồng thuê nhà chỉ là yêu cầu về mặt hình thức, nội dung giao kết giữa các bên vẫn được thừa nhận.
Trường hợp của bạn nên có những chia sẻ chân thành về hoàn cảnh và điều kiện cá nhân bạn với bên cho thuê, không nên có những lời lẽ quá cứng rắn với bên cho thuê. Việc lấy lại cọc trong trường hợp này rất khó, chủ yếu là do cách cư xử và sự tử tế đến từ hai bên.