Xin giấy phép kinh doanh khám chữa bệnh

Chủ đề   RSS   
  • #437649 05/10/2016

    minbom2006

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin giấy phép kinh doanh khám chữa bệnh

    tôi là bs làm việc trong bệnh viện,tôi đến phòng kinh tế huyện xin giấy phép kinh doanh khám chữa bệnh ngoài giờ ( mở phòng mạch ngoài giờ) phòng kinh tế trích dẫn khoản 13 điều 06 luật khám chữa bệnh để từ chối cấp giấy, thế có đúng luật không? nếu không tôi phải làm những gì để họ cấp giấy cho tôi. chân thành cảm ơn
     
    34664 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #438716   15/10/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn xem có thuộc trường hợp này không ?

    Điều 6. Các hành vi bị cấm

    13. Cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #449928   20/03/2017

    luatgiaphatt
    luatgiaphatt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2016
    Tổng số bài viết (64)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Luật Gia Phát xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    - Thứ nhất, nếu bạn là cán bộ, công chức, viên chức y tế đã thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động thì không được cấp giấy phép kinh doaanh khám chữa bệnh ngoài giờ (trừ trường hợp được pháp luật cho phép). Nếu bạn không thuộc trường hợp nêu trên thì Phòng kinh tế không cấp giấy phép cho bạn là sai.

    - Thứ hai, để được cấp giấy phép khám chữa bệnh ngoài giờ, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

    + Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

    + Bản sao chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề trong phòng khám;

    + Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;

    + Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của phòng khám;

    + Giấy phép thành lập phòng khám đa khoa tư nhân;

    + Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatgiaphatt vì bài viết hữu ích
    luatduonggia (10/04/2017)
  • #501195   31/08/2018

    nhanhuynh1996
    nhanhuynh1996

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2018
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 421
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 4 lần


    Bạn tham khảo nội dung bên dưới giúp mình nhé:

    Điều kiện kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

    Ngày có hiệu lực

    Căn cứ pháp lý

    Chương 3. NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

    MỤC 1. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ

    Điều 17. Người xin cấp chứng chỉ hành nghề

    1. Bác sỹ, y sỹ

    2. Điều dưỡng viên

    3. Hộ sinh viên.

    4. Kỹ thuật viên

    5. Lương y

    6. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền

    Điều 18. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam

    1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

    a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận là lương y;

    c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

    2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

    3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

    4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Điều 19. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

    1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật này.

    2. Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật này.

    3. Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.

    4. Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.

    Điều 20. Điều kiện cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề

    1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật này đối với người Việt Nam hoặc Điều 19 của Luật này đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trừ điều kiện về văn bản xác nhận quá trình thực hành.

    2. Có giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục

    Điều 21. Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh, hợp tác đào tạo về y có thực hành khám bệnh, chữa bệnh

    1. Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có quyền đề nghị được tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh hoặc hợp tác đào tạo về y có thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.

    2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về điều kiện, hồ sơ, thủ tục đề nghị và thẩm quyền cho phép khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 22. Thừa nhận chứng chỉ hành nghề

    Việc thừa nhận chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh giữa các nước được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Điều 23. Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

    1. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo; trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch.

    2. Việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng tiếng Việt; trường hợp người hành nghề không biết tiếng Việt thành thạo thì việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký sử dụng và người phiên dịch phải dịch sang tiếng Việt.

    3. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam được xác định là biết tiếng Việt thành thạo và người được xác định là đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở đào tạo chuyên ngành y do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định kiểm tra và công nhận.

    Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về tiêu chí để công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.

    4. Người phiên dịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.

    Điều 24. Xác nhận quá trình thực hành

    1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

    a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;

    b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;

    c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

    d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên

    2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

    Điều 25. Chứng chỉ hành nghề

    1. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho người có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 hoặc Điều 19 của Luật này.

    2. Chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước.

    3. Nội dung của chứng chỉ hành nghề bao gồm:

    a) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, bằng cấp chuyên môn;

    b) Hình thức hành nghề;

    c) Phạm vi hoạt động chuyên môn.

    4. Trường hợp chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc bị hư hỏng, người hành nghề được cấp lại chứng chỉ hành nghề.

    5. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu chứng chỉ hành nghề.

    6. Chính phủ quy định lộ trình cấp chứng chỉ hành nghề để bảo đảm đến ngày 01 tháng 01 năm 2016, tất cả đối tượng đang tham gia khám bệnh, chữa bệnh ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước vào thời điểm Luật này có hiệu lực phải có chứng chỉ hành nghề.

    Chương 4. CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

    MỤC 1. HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

    Điều 41. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

    a) Bệnh viện;

    b) Cơ sở giám định y khoa;

    c) Phòng khám đa khoa;

    d) Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình;

    đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;

    e) Nhà hộ sinh;

    g) Cơ sở chẩn đoán;

    h) Cơ sở dịch vụ y tế;

    i) Trạm y tế cấp xã và tương đương;

    k) Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác.

    2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này và các hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong quân đội.

    Điều 42. Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

    2. Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

    Điều 43. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

    b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

    c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.

    2. Trường hợp đăng ký thành lập phóng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.

    3. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động quy định tại Điều này đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý.

    Điều 44. Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    1. Giấy phép hoạt động được cấp một lần cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.

    2. Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm:

    a) Tên, hình thức tổ chức, địa điểm hoạt động;

    b) Phạm vi hoạt động chuyên môn;

    c) Thời gian làm việc hằng ngày.

    3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động chuyên môn phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động; trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc thay đổi địa điểm phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động.

    4. Trường hợp giấy phép hoạt động bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 của Luật này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp lại giấy phép hoạt động.

    5. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu giấy phép hoạt động.

    6. Chính phủ quy định lộ trình cấp giấy phép hoạt động để bảo đảm đến ngày 01 tháng 01 năm 2016, tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước đang hoạt động vào thời điểm Luật này có hiệu lực phải có giấy phép hoạt động.

    01/01/2011

    Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009

     

     
    Báo quản trị |