Bạn vui lòng đọc lại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính về lập biên bản VPHC để áp dụng cho đúng trong trường hợp của bạn.
22. Điều 55 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 55. Lập biên bản
về vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm
hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành
công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn
giản. Trong trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của
người lập biên bản thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm
quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trong trường hợp vi phạm
hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay sau khi xác định
được người có hành vi vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy
ra trên tàu bay, tàu biển thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển có trách nhiệm
lập biên bản để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển về
đến sân bay, bến cảng.
2. Trong biên bản về vi
phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên,
chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc
tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;
hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử
phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai
của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người
bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa
chỉ, lời khai của họ.
Trong trường hợp người
vi phạm hành chính cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không có mặt
tại địa điểm xảy ra vi phạm thì biên bản được lập xong phải có chữ ký của đại
diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
3. Biên bản phải được
lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc
đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc
đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường
hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký
vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng
kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì
người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4. Biên bản lập xong
phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá
thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến
người có thẩm quyền xử phạt.”
Nghị định 134/2003/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (Đang còn hiều lực và sắp thay bằng Nghị định 128/2008/NĐ-CP).
Điều
20. Lập biên bản vi phạm
hành chính
Việc lập biên
bản vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 55 của Pháp lệnh được quy định như
sau:
1. Người có thẩm
quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định
đối với vi phạm hành chính mà mình phát hiện và chuyển kịp thời tới người có
thẩm quyền xử phạt. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký theo quy định tại khoản 3
Điều 55 của Pháp lệnh;
2. Trong trường
hợp người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì thủ trưởng của người đó
là người có thẩm quyền xử phạt cũng phải ký tên vào biên bản; trường hợp cần
thiết thì tiến hành xác minh trước khi ký biên bản.
Nghị định 128/2008/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính(sắp có hiệu lực và thay thế
Nghị định 134/2003/NĐ-CP).
Điều 22. Lập
biên bản vi phạm hành chính
Việc lập biên
bản vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 55a của Pháp lệnh
được quy định như sau:
1. Người có
thẩm quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy
định đối với vi phạm hành chính mà mình phát hiện và chuyển ngay tới người có
thẩm quyền xử phạt. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký theo quy định tại khoản 3
Điều 55 của Pháp lệnh.
2. Đối với
trường hợp sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện hành
vi vi phạm hành chính trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường
sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng ngoài những nội dung quy
định tại khoản 2 Điều 55 của Pháp lệnh thì biên bản vi phạm hành chính có thêm
các nội dung sau: phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát
hiện hành vi vi phạm; hình ảnh, bản ghi, dấu vết ghi thu được bằng các phương
tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các tình tiết và chứng cứ khác (nếu có).
Việc lập biên
bản vi phạm hành chính thuộc trường hợp người vi phạm hành chính cố tình trốn
tránh được hiểu là trường hợp tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền lập
biên bản vi phạm hành chính người vi phạm không có mặt mà không có lý do chính
đáng.
Chúc bạn may mắn!