Xin được tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #197118 27/06/2012

    bongnguyen123

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:27/06/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin được tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn

    Xin chào luật sư,tôi có 1 số thắc mắc muốn được luật sư tư vấn và giải đáp.Tôi lấy chồng và đăng ký kết hôn năm 2010 tại UBND phường nơi tôi đăng ký hộ khẩu thường trú.Chúng tồi đã có 1 con gái chung tính đến nay được 21 tháng tuổi,do không hòa hợp trong cuộc sống nên chúng tôi đã ly thân được gần 1 năm,bắt đầu từ khi lấy chồng sinh con tôi và chồng đếu ở nhà bố mẹ đẻ của tôi,đến khi ly thân thì chồng tôi ra ngoài ở riêng còn tôi và con vẫn ở lại nhà bố mẹ đẻ tôi.Cách đây 1 tháng tôi có đưa con về quê nội,và vợ chồng tôi đồng ý làm đơn xin ly hôn.Tôi muốn hỏi bây giờ nếu chúng tôi thuận tình ly hôn,mà cả tôi và chồng đều muốn nuôi con thì tòa sẽ giải quyết ai được quyền nuôi con?vợ chồng tôi hiện đang làm cùng 1 công ty và đều có thu nhập ổn định.nếu chồng tôi không đồng ý thuận tình ly hôn và cứ đòi quyền nuôi con thì tôi có thể viết đơn xin đơn phương ly hôn có được không?nếu tôi làm đơn xin đơn phương ly hôn và đòi quyền được nuôi con thì  có được tòa chấp thuận cho nuôi con hay không?Xin chân thành cảm ơn!

     
    11136 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #197123   27/06/2012

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Căn cứ nội dung bạn trình bày, bạn và chồng bạn có một con gái chung được  21 tháng tuổi. Vì thế theo quy định của luật HNGĐ 2000 thì khi ly hôn, con chung dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, ngoài ra căn cứ vào thu nhập và điều kiện kinh tế của hai bên Tòa án sẽ xác định nghĩa vụ cấp dưỡng của người còn lại.

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
  • #197133   27/06/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


                 Chào bạn Trước tiên cho tôi gửi lời sẻ chia với những gì mà cuộc sống chung của anh chị đang gặp phải, tôi rất muốn anh chị hãy bình tĩnh lại, suy xét cẩn thận xem những mâu thuẫn đó là mâu thuẫn gì có thể hòa giải được không? Hay nhờ gia đình hai bên hòa giải hoặc người có uy tín, chứ sống với nhau còn có tình có nghĩa huống chi đã có một con chung. Vâng thưa anh chị đứa con trên sẽ gia sao khi thiếu vắng tình thường của cha, mẹ trong mái nhà ấm cúng khó để cho chúng phát triển ổn định cả về mặt thể chất lẫn tình thần. Về mặt pháp lý tôi tư vấn như sau:

              Theo hướng dẫn tại Mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP như sau:

    11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).

    Khi áp dụng quy định tại Điều 92 cần chú ý một số điểm sau đây:

    a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

    b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

    c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

    d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

    Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.

          

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #197254   28/06/2012

    bongnguyen123
    bongnguyen123

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:27/06/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tôi xin hỏi thêm 1 số thắc mắc,nếu bây giờ chúng tôi gửi đơn xin ly hôn mà chồng tôi cũng đòi quyền nuôi con thì tòa sẽ xử thế nào?và nếu chồng tôi không đồng ý ký đơn thuận tình ly hôn và tôi gửi đơn xin ly hôn đơn phương thì tôi có được quyền nuôi con hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #197259   28/06/2012

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    bạn vẫn chưa đọc kỹ nội dung tôi tư vấn, theo luật HNGĐ 2000 thì khi ly hôn con dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc. Như vậy quyền nuôi con chung dưới 36 tháng tuổi là đương nhiên thuộc về người mẹ. 

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN - CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hotline: 0987.756.263/0947.347.268 - ĐT: 04.8585 7869