Xin được nuôi con khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #246063 28/02/2013

    hoanglong.1900

    Male
    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin được nuôi con khi ly hôn

    kính thưa lật sư:

    tôi tên hoàng,năm nay tôi được 30 tuổi.hiện tôi đang làn bên xây dựng.tôi đã kết hôn được 4 năm và đã có được một đứa con,hiện nó được hơn 4 tuổi.

    qua khoảng thời gian chung sống với nhau ,chúng tôi thường hay cải vã với nhau chỉ vì những chuyện không đáng,cuối cùng tôi điều tra được ,thì ra lỗi không do tôi ,mà là do cô ấy.trãi qua thời gian tìm hiểu tôi đã phat hiện cô ấy có lối sống không chung thủy.cô ấy đã tìm đến một người khác và chuẩn bị sinh cho người đó một đứa con,về phía gia đình cô ấy cũng chấp nhận chuyện đó,và họ đã sống công khai cùng vơi nhau tại nhà cô ấy.

    nay tôi muốn ly hôn cung cô ấy và muốn được nuôi con,nhưng phía gia đình cô ấy không cho tôi làm như vậy.nếu vậy xin hỏi ls nếu như tôi ly hôn thi tôi có được quyền nuôi dưỡng con của tôi hay không.tại vì tôi cũng biết được rằng cô ấy không có thời gian để chăm sóc con,mà chỉ có thời gian với người tình của cô ta thôi.hiện nó đang sống với ngoại nó,cuộc sống không được đầy đủ va hiện giờ nó vẫn chưa được đi học.còn về phía bên tôi thì về mọi mặt tôi vẫn tốt hơn bên cô ấy từ việc ăn đến việc học hành của nó.hơn nữa là tôi làm việc ở gần nhà nên tôi nghĩ sẽ tốt cho nó.

    vậy rất mong ls chỉ cho tôi được biết phải làm thế nào và làm đơn như thế nào để tôi có thể mang con tôi về nuôi .

    tôi xin chân thành cảm ơn.

    àh sẵn đây cho tôi xin hỏi nếu phải nhờ đến ls giúp tôi giải quyết việc này thì tôi phải trả thù lao bao nhiu,nếu nằm trong khả năng của tôi thì tôi xin nhờ đến ls.cảm ơn rất nhìu ạh. 

    Cập nhật bởi hoanglong.1900 ngày 01/03/2013 09:04:03 SA Cập nhật bởi hoanglong.1900 ngày 01/03/2013 09:02:21 SA
     
    24194 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #246277   01/03/2013

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Khi ly hôn bạn phải chứng minh cho Tòa thấy bạn có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng bé với điều kiện tốt nhất, ngoài ra còn cho Tòa thất vợ bạn đã không trông nom con chu đáo và thường giao cho bà ngoại trông cháu mà không để ý gì.

    Như vậy Tòa sẽ xem xét quyết định giao con cho bạn nuôi sau khi ly hôn.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HoNguyenTruong70 vì bài viết hữu ích
    hoanglong.1900 (02/03/2013)
  • #246403   01/03/2013

    lstri
    lstri
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2010
    Tổng số bài viết (245)
    Số điểm: 1929
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 57 lần


     

    Theo quy định của luật hôn nhân gia đình hiện hành, tại chương X về li hôn thì;


     

    Điều 85. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

    2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

    Điều 86. Khuyến khích hoà giải ở cơ sở

    Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.

    Điều 87. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn

    Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật này.

    Điều 88. Hoà giải tại Toà án

    Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Điều 89. Căn cứ cho ly hôn

    1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

    Điều 90. Thuận tình ly hôn

    Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

    Điều 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực ti���p nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

    Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

     

    Đối với trường hợp đứa trẻ từ đủ 36 tháng tuổi đến 9 tuổi thì nếu 2 bên không thỏa thuận được thì bên nào chứng minh có điều kiện chăm sóc và khả năng nuôi duỡng con tốt hơn thì Tòa án sẽ cân nhắc và quyết định việc giao con cho cho bên ấy nuôi nhằm đảm bảo quyền lợi và sự phát triển toàn diện cho con trẻ

    Thủ tục ;
    - Đơn xin ly hôn .

     

    - Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).

    - Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.

    - Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).

    - Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản). 

    Nộp hồ sơ ly hôn tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ anh cư trú.

    Sau đây là mẫu đơn tham khảo.

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

    ĐƠN XIN LY HÔN

     

    Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN ....................................

     

    Tôi tên :..................................................................................................   năm sinh :           

    CMND (Hộ chiếu) số:: ................................... ngày và nơi cấp : ..........................

    Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ liên lạc) .......................................................................            

    Xin được ly hôn với: ...............................................  năm sinh :.............................

    CMND (Hộ chiếu) số:..................................... ngày và nơi cấp :...........................

    Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ) ....................................................................................            

     

    * Nội dung xin ly hôn:

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

     

    * Về con chung:

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

     

    * Về tài sản chung:

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

     

    ................. Ngày .......... tháng.......... năm........

    Người làm đơn

    (Ký tên - Ghi rõ họ và tên)

     

     

    Luật sư ĐẶNG ĐỨC TRÍ - 0906 344 997 - luatsuductri@yahoo.com

    HÃNG LUẬT ROMA - 45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

    Web; romalaw.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #246752   04/03/2013

    leminh2013
    leminh2013

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào Luật Sư. Tôi tên Minh đã ly hôn với vợ năm 2005, khi ly hôn chúng tôi có một con riêng và lúc đó con tôi dưới hai tuổi nên tòa giải quyết là con phải theo mẹ mặc dù tôi có đòi quyền nuôi con.

    Lý do ly hôn là do có mâu thuẫn trong cuộc sống không thể giải quyết. Khi kết hôn tôi ở với gia đình vợ ( chỉ có mẹ vợ và 1 chị gái chưa có chồng), vợ tôi là con út nên hầu như ở nhà không biết làm gì từ nấu ăn đến ủi đồ. Nhưn vấn đề là khi sinh con thì sau khi khỏe lại khoảng 1 tháng là coi như vợ tôi giao khoán con cho Bà Ngoại, Bà Nội ( mẹ tôi có qua phụ) và đi làm, chơi suất ngày( có hôm tối 1h sáng mới về)...

    Khi ly hôn vợ tôi cũng không yêu cầu tôi chu cấp nuôi con, nhưng thực tế thì từ lúc đó đến nay con tôi đã 9 tuổi, con tôi ở với tôi là chính. Mọi việc chăm sóc hay học hành đều do tôi lo và cũng nhờ Bà Ngoại, bà nội trong coi giúp khi tôi phải đi công tác xa.

    Hiện nay vợ tôi đã kết hôn và định cư ở nước ngoài, khi đi nước ngoài cũng không báo cho tôi và con tôi biết, chỉ gần đây gọi điện về cho con tôi và con tôi hỏi thì mới nói là đã qua Mỹ rồi. Quan hệ của tôi hiện nay với gia đình Bà Ngoại vẫn rất tối, vì tôi vẫn phải nhờ Bà ngoại trông giúp con khi tôi phải đi làm và cháu nghỉ học nhưng tôi có một lo lắng là sợ mẹ con tôi sẽ âm thầm bảo lãnh cho con tôi đi mà không cho tôi biết. Vậy trong trường hợp này tôi cần phải làm gì để bảo vệ con tôi? Hiện nay hộ khẩu con tôi ở với tôi, hộ chiếu con tôi tôi giữ? Tôi có cần phải ra tòa yêu cần thay đổi quyền nuôi dưỡng con không? nếu tôi yêu cầu vợ tôi phụ cấp nuôi con nhưng vợ tôi đang ở Mỹ thì có yêu cầu được không? Nhờ luật sư tư vấn giúp.

    Xin cảm ơn rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #247231   06/03/2013

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Không dễ đối với vợ bạn làm thủ tục  bảo lãnh con bạn đi Mỹ đâu vì con bạn đang nuôi nên mọi việc phải có sự đồng ý của bạn đó.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #271591   25/06/2013

    Hiện tôi đang muốn ly hôn chồng nhưng tôi đang mang thai 5 tuần. Vậy toà án có giải quyết ly hôn cho chúng tôi luôn không?

    Tôi không đưa ra được bằng chứng mâu thuẫn giữa vợ chồng tôi thì phải làm thế nào để toà giải quyết cho tôi ly hôn?

     
    Báo quản trị |  
  • #271802   26/06/2013

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Theo tôi bạn nên để sau khi sinh con hẳn nộp đơn ly hôn vì ảnh hưởng sức khỏe bà mẹ và đứa con trong bụng khi dễ bị sốc về tâm lý khi ra tòa và tòa có thể bác không nhận đơn nếu biết em đang mang thai.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #272437   28/06/2013

    ngoctung0707
    ngoctung0707

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Người yêu em có bầu được 2 tháng.Cô ấy thì đi làm em vẫn đang đi học.Khả năng là cô ấy sẽ lấy chồng.Gia đình em có điều kiện hơn gia đình cô ấy.Em muốn hỏi LS em có được quyền nuôi con ko?nếu được thì bao giờ?

     
    Báo quản trị |  
  • #272757   01/07/2013

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Bạn quan niệm như vậy là chưa đúng rồi, nam nữ đều bình đẳng không phân biệt giới tính giàu nghèo.

    Bạn chung sống như vợ chồng và cô ấy đã có thai, muốn công nhận vợ chồng bạn phải cưới xin và có đăng ký kết hôn mới hợp pháp. Bây giờ nếu cô ta không thừa nhận bạn là chồng mà cưới người khác thì không ai có thể cản trở cô ta được vì theo luật pháp quy định hôn nhân là tự nguyện không bị ai ép buộc cả.

    Do vậy, cần gặp cô ta và bàn chuyện hôn nhân để được chấp nhận như vậy sau này con bạn sinh ra mới khai sinh là con bạn được nhe bạn.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Nguyễn Trường Hồ