chào anh BachThanhDC.
đối với trường hợp thứ hai:
thứ nhất: nói một cách nôm na,theo anh thì đối với di sản mà người chết để lại có cả quyền tài sản:
"
c. Những quyền về tài sản do người chết để lại (vd. đòi nợ, đòi tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã cầm cố, đòi bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng,...)".
em đồng ý với anh đây là tài sản mà người chết để lại, nhưng em không đồng ý với anh ở đoạn: "
Với nội dung như trên thì tiền cho thuê nhà chính là khoản tiền có được từ quyền về tài sản (quyền cho thuê nhà) do người chết (A) để lại."
quyền cho thuê nhà không được coi là quyền tài sản, bởi lẽ đây là một trong những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu, đó là quyền sử dụng. chủ sở hữu có thể sử dụng nó để khai thác hoa lợi lợi tức hoặc vì mục đích khác, tùy theo mục đích sử dụng của chủ sở hữu
quyền tài sản là một loại tài sản, có thể trị giá được bằng tiền, có thể giao dịch được(theo BLDS).
thứ hai: theo em, với hoa lợi lợi tức mà các bên có được từ tài sản chung của vợ chồng, trong hạn chế chia di sản, thuộc về người còn sống. bởi lẽ, theo k3 điều 12: bên còn sống chỉ có
quyền sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi lợi tức phát sinh từ di sản.
anh nói: "Như vậy là bên còn sống chỉ có #ff0000;">quyền sử dụng (một trong 3 nội dung của quyền sở hữu) chứ không có quyền sở hữu."
theo điều 192 BLDS 2005,
quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản.
do đó, đối với phần tiền thuê nhà trên, phần tiền thuê nhà 2 năm sau là tài sản riêng của chị B.
trân trọng!
Dương Văn Tín
Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật
email: tinduong@duongluat.com
SĐT: 0974 168 279
Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài
"Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"