Có nhiều người tham gia nghĩa vụ quân sự xong, truyền đạt lại nhiều kiến thức, sự trải nghiệm cho trang lứa sau là trong môi trường quân ngũ họ tu dưỡng bản lĩnh, tính cách, tác phong trong môi trường quân đội mà người tham gia nghĩa vụ quân sự đó còn có một số quyền lợi nhất định. Mặc dù là thời gian trong quân ngũ kéo dài 24 tháng có thể lấy đi thời gian để phát triển bản thân trong độ tuổi còn trẻ nhưng nhiều người vẫn muốn xung phong đi nghĩa vụ sơm hơn độ tuổi. Như vậy, đối với trường hợp này pháp luật có cho phép không.
Về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự, Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 nêu rõ:
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Từ quy định này, có thể khẳng định, công dân sẽ bị gọi nhập ngũ nếu đáp ứng điều kiện về độ tuổi sau đây:
- Độ tuổi thông thường công dân được bắt đầu gọi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi trở lên đến hết 25 tuổi.
- Độ tuổi gọi nhập ngũ với công dân có trình độ đào tạo là cao đẳng, đại học là từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. Trong trường hợp này, công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ nên độ tuổi sẽ bị kéo dài thêm 02 năm so với các trường hợp thông thường.
Như vậy: Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi - hết 25 tuổi (trường hợp thông thường) hoặc từ đủ 18 tuổi - hết 27 tuổi (bị tạm hoãn gọi nhập ngũ khi được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học). Do đó, muốn xin đi sớm hơn cũng không được vì ở độ tuổi 18 là độ tuổi tâm, sinh lý phát triển đã toàn diện nhất là sức khỏe đảm bảo, sự bền bỉ. Do đó, trường hợp xin đi bộ đội sớm hơn so với độ tuổi trên là không được chấp nhận theo quy định hiện hành.