Xét xử trong môi trường thân thiện

Chủ đề   RSS   
  • #143307 27/10/2011

    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    Xét xử trong môi trường thân thiện

         Nên xét xử người chưa thành niên trong văn phòng của thẩm phán hoặc tại một căn phòng bình thường khác chứ không phải tại phòng xử án thông thường…
        Tại cuộc tọa đàm tham vấn chính sách về việc thành lập tòa gia đình và người chưa thành niên (NCTN) được tổ chức giữa tuần qua, các đại biểu đã chỉ ra nhiều bất cập, hạn chế của hoạt động tố tụng hình sự hiện nay đối với các vụ án liên quan NCTN. Đồng thời, tọa đàm đã phác thảo một cơ chế tư pháp dành riêng cho đối tượng đặc biệt này.

    Không bảo đảm bí mật riêng tư
        Phó Chánh án TAND Tối cao Trần Văn Độ nhận định: Mặc dù đã có những quy định về các thủ tục tố tụng đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên trong BLTTHS nhưng việc áp dụng vào thực tiễn đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý, thiếu hiệu quả. Điều này dẫn đến chất lượng giải quyết các vụ án không cao. Cạnh đó, tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng lạm quyền, vi phạm các quy định của BLTTHS, không tôn trọng quyền lợi của NCTN vẫn xảy ra dẫn đến một số trường hợp oan, sai. 

        Phân tích cụ thể hơn, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể cho rằng BLTTHS không có sự phân biệt quy định trình tự, thủ tục phiên tòa xét xử mà bị cáo, người bị hại và người làm chứng là NCTN với người đã thành niên. “Tất cả bị cáo phải đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án. Bị cáo là NCTN cũng giống như người thành niên đều phải đứng trước vành móng ngựa để trả lời mà không được ngồi cạnh cha mẹ hoặc luật sư của mình” - ông Thể nhấn mạnh.

        Cũng theo ông Thể, Điều 307 BLTTHS quy định: “Trong trường hợp cần thiết, tòa án có thể quyết định xét xử kín”. Nhưng thực tế, tòa án thường xét xử công khai, thậm chí xét xử lưu động kể cả những vụ hiếp dâm mà bị cáo và người bị hại đều là NCTN. Công chúng và báo chí được tự do vào dự, viết bài. Điều này “không bảo đảm quyền bí mật riêng tư của NCTN” như quy định của pháp luật TTHS một số nước... 

        Thường bị cáo là NCTN đều phải đứng trước vành móng ngựa để trả lời mà không được ngồi cạnh cha mẹ hoặc luật sư của mình


          Người bào chữa còn thờ ơ

        Thời gian qua, Viện Khoa học xét xử TAND Tối cao đã nghiên cứu, xây dựng báo cáo tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của sự cần thiết thành lập tòa án chuyên trách đối với NCTN. Dự thảo báo cáo này cho rằng quá trình lấy lời khai, xét hỏi NCTN cần sự có mặt của luật sư và người giám hộ nhưng việc này chưa được thực hiện đúng. Thực tế có trường hợp cơ quan điều tra mời luật sư và người giám hộ tham gia lấy lời khai nhưng là sau khi các em… đã được lấy lời khai. Luật sư, người giám hộ chỉ ký vào bản cung để “hợp thức”. Tất nhiên là không ít trường hợp họ cũng không được mời.

        Ngoài ra, báo cáo còn nêu nhận định: Không có nhiều luật sư nổi tiếng tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Không ít trường hợp luật sư tham gia bào chữa mang tính hình thức. Tại phiên tòa, luật sư cũng chưa thực sự sâu sát, quan tâm đúng mức để bảo vệ bị cáo chưa thành niên. “Nhiều luật sư hỏi bị cáo vị thành niên những câu hỏi mà ngay người lớn cũng khó trả lời thì lấy đâu ra bài bào chữa thuyết phục” - báo cáo bình luận. 

        Nguyên nhân của việc này được xác định một phần là do trình độ và trách nhiệm nghề nghiệp của một bộ phận luật sư, phần khác do thiếu chế tài cụ thể để áp dụng xử lý đối với những luật sư không làm hết trách nhiệm. Cạnh đó, chế độ thù lao cho luật sư tham gia bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng còn chưa hợp lý (mức chi trả là 120.000 đồng/ngày làm việc).

          Không tạo cảm giác sợ hãi
        Nghiên cứu của Viện Khoa học xét xử cho thấy về hình thức phiên tòa, hiện chưa có bất kỳ phòng xét xử nào riêng để tiến hành tố tụng liên quan tới NCTN. Hầu hết các phiên tòa xét xử công khai, có người dân ngồi xem, làm tăng cảm giác sợ hãi, căng thẳng và bị kỳ thị trong các em. “Việc NCTN bị đưa ra xét xử trong môi trường giống bị cáo đã thành niên hoặc trong cùng vụ án với bị cáo đã thành niên làm cho NCTN bị ảnh hưởng tiêu cực từ phía bị cáo đã thành niên. Có thể họ sẽ liều lĩnh và nguy hiểm hơn sau khi bị đưa ra xét xử” - báo cáo lo ngại.

        Từ thực tế trên, dự thảo báo cáo đề xuất cần bố trí khu chờ riêng biệt tại tòa án để người bị hại là trẻ em và gia đình các em có thể ngồi đợi. Đồng thời để cách ly họ với bị cáo và những người ở phía bị cáo... Mặt khác, việc xét xử cần được tiến hành trong văn phòng của thẩm phán hoặc một căn phòng bình thường khác thay vì diễn ra tại phòng xử án thông thường. Nội thất của phòng xử cần được bố trí lại để các bên có thể ngồi ở cùng một bậc xung quanh một cái bàn tròn; các em được ngồi ghế nhỏ theo cỡ của mình. Về trang phục, tất cả các bên đều mặc quần áo bình thường; bị cáo chưa thành niên không bị còng tay trong phòng xử án. Trước khi bắt đầu thủ tục, thẩm phán tự giới thiệu mình với các em và cho phép các em được quan sát phòng xử án và ngồi vào ghế dành cho mình. Thẩm phán yêu cầu tất cả các bên, kể cả luật sư ngồi chứ không đứng khi đặt câu hỏi, để các em không cảm thấy sợ khi có một người lớn đứng trước mặt mình.

           Dự thảo báo cáo còn đưa ra một đề xuất đáng chú ý là “không cho công chúng vào phòng xử án khi các em cung cấp lời khai”.
          Ngày 12-7, liên ngành VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với NCTN. Thông tư này bước đầu đã quy định cụ thể những trình tự thủ tục tư pháp thân thiện với NCTN là bị can, bị cáo, người bị hại và nhân chứng.

         Đáng chú ý, thông tư quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải: Bảo đảm giữ bí mật thông tin cá nhân của NCTN; mọi hoạt động tố tụng liên quan đến NCTN phải được tiến hành trong môi trường thuận tiện cho việc bảo đảm bí mật đời tư và danh dự, nhân phẩm của họ; hạn chế đến mức thấp nhất số lần tiếp xúc giữa người bị hại, người làm chứng là NCTN với bị can, bị cáo…

         Cạnh đó, thông tư nói trên cũng quy định NCTN phải được tạm giữ, tạm giam riêng, không được giam giữ chung với người đã thành niên. Khi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là NCTN, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo trước cho người bào chữa, người đại diện hợp pháp của họ về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung. Trường hợp cần thiết hoặc khi NCTN có yêu cầu, có thể mời cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế cùng tham gia để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ...

         Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể cho rằng những quy định nói trên cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, phát triển để đưa vào BLTTHS nhằm có tính pháp lý cao hơn trong quá trình áp dụng.

          Áp dụng biện pháp hình sự không chính thức
        Thủ tục giải quyết vụ án hình sự liên quan NCTN nên học tập mô hình của Thái Lan. Tại Thái Lan có áp dụng biện pháp họp gia đình và cộng đồng để giải quyết những sự việc có đủ điều kiện không cần phải xử lý hình sự. Đây được coi là biện pháp về hình sự không chính thức, giúp NCTN phạm tội tránh bị xử lý hình sự bằng biện pháp tư pháp hình sự.
    (Theo ý kiến của GS-TS ĐỖ NGỌC QUANG, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách, chiến lược và phát triển)

         Người chưa thành niên có quyền chọn xét xử công khai hay kín
      Theo tôi, không cần thiết phải xây dựng mô hình phòng xử hoàn toàn mới mà trên cơ sở phòng xử thông thường như hiện nay và có những bổ sung cần thiết về cơ sở vật chất như trang bị thêm những ghế cỡ nhỏ cho các em tại phòng xử. Tuy nhiên, cần bố trí khu chờ riêng biệt tại tòa án để người bị hại là trẻ em và gia đình các em có thể ngồi đợi…

       Về đề xuất không cho công chúng vào phòng xử án khi các em cung cấp lời khai, theo tôi đây là vấn đề khó giải quyết thấu đáo. Ở một mức độ nhất định, công chúng vẫn có thái độ hoài nghi đối với những trường hợp xử kín, có thể vì họ sợ không công khai dẫn đến không dân chủ. 

       Tôi đề xuất trường hợp vụ án chỉ có một bị cáo chưa thành niên thì nên quy định theo hướng để NCTN và đại diện hợp pháp của họ có quyền lựa chọn xét xử công khai hoặc xử kín. Trường hợp vụ án có nhiều bị cáo là NCTN hoặc vụ án có người bị hại chưa thành niên mà nguyện vọng của họ không thống nhất thì khi đó tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

    (Theo ý kiến của TS PHAN THỊ THANH MAI, ĐH Luật Hà Nội)

    (Nguồn: http://phapluattp.vn/20111024112759854p0c1063/xet-xu-trong-moi-truong-than-thien.htm)




    Cập nhật bởi nganle89 ngày 27/10/2011 02:27:50 CH

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    6160 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #143311   27/10/2011

    nganle89
    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    Ở nhiều nước đã có Tòa án dành riêng cho người chưa thành niên. Còn Việt Nam mình chưa quan tâm lắm, nên người chưa thành niên và người đã thành niên vẫn được xét xử chung một Tòa.

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    Báo quản trị |  
  • #144132   30/10/2011

    nganle89
    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    Cần lắm một Tòa án cho người chưa thành niên

         Tình hình tội phạm người chưa thành niên (NCTN) đang trở thành mối lo ngại chung của toàn xã hội. Nhưng quá trình áp dụng pháp luật đối với NCTN còn nhiều vướng mắc, hạn chế hiệu quả hoạt động xét xử các vụ án có người tham gia tố tụng là NCTN. Bên cạnh đó, những biện pháp bảo vệ trẻ em, trong đó có NCTN, cũng chưa hạn chế được tình trạng NCTN bị xâm hại – vốn ngày càng có diễn biến phức tạp…


    “Măng” chưa thành “tre” đã thành tội phạm

         Thời gian vừa qua, dư luận bàng hoàng và lo ngại trước những vụ án nghiêm trọng, dã man do NCTN gây ra, như vụ Nguyễn Ngọc Trung (Hà Nội), Nguyễn Văn Luyện (Bắc Giang), Đào Thu Hương tức My “Sói” (Hà Nội)… Song đó chỉ là một phần rất nhỏ trong “làn sóng tội phạm” do NCTN gây ra đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Ước tính, mỗi năm có khoảng 10.000 vụ phạm tội do NCTN gây ra. Tính chất phạm tội của NCTN ngày càng rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

         Điều đáng lo ngại là độ tuổi của NCTN phạm tội cũng ngày một được “trẻ hóa”. Thống kê sơ bộ cho thấy, lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội nhiều nhất, chiếm khoảng 60%; từ 14 đến 16 tuổi là 32%; dưới 14 tuổi là 8%. Số NCTN phạm tội bị đưa ra xét xử năm sau luôn cao hơn năm trước. 

          Bộ luật tố tụng hình sự mặc dù đã có qui định một chương riêng về thủ tục đặc biệt đối với bị can, bị cáo là NCTN, nhưng vẫn chưa qui định cụ thể về trình tự, thủ tục xét xử đối với NCTN. Do vậy, các phiên tòa xét xử NCTN hiện cũng giống với xét xử người thành niên, tại phòng xử án chung, không có sự khác biệt dù NCTN cần có môi trường xét xử thân thiện hơn. 

          Thậm chí, NCTN cũng bị đưa ra xét xử trong cùng vụ án với bị cáo đã thành niên (nếu là đồng phạm) làm cho NCTN bị ảnh hưởng tiêu cực từ phía bị cáo đã thành niên và có thể họ sẽ liều lĩnh và nguy hiểm hơn sau khi bị đưa ra xét xử. Pháp luật hiện cũng chưa có sự phân biệt qui định trình tự, thủ tục phiên tòa xét xử là bị cáo, người bị hại và người làm chứng là NCTN khác với người đã thành niên nên NCTN vẫn bị áp dụng trình tự, thủ tục chung, ảnh hưởng không tốt đến tâm sinh lý của họ. 

          Ngay thực tiễn áp dụng qui định về xét xử kín (Điều 307 Bộ luật TTHS) và bảo vệ thông tin cho NCTN, nhất là đối với những NCTN phạm các tội danh về xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác, hiện chưa được thực hiện nhất quán, do chưa có qui định cụ thể về “trường hợp cần thiết” để xét xử kín đối với NCTN…

    Cảm hóa… ngay từ phiên tòa

          Đó là “hình ảnh” mà nhiều chuyên gia pháp lý muốn xây dựng cho tòa NCTN. Việc xử lý NCTN phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm và có thể tiếp tục phát triển lành mạnh là một trong những nguyên tắc ứng xử với NCTN vi phạm pháp luật. Khảo sát của TANDTC năm 2010 cho thấy có đến 91% số người được hỏi nhất trí về việc thành lập tòa chuyên trách về NCTN. 


         TS.Phan Thị Thanh Mai (Đại học Luật Hà Nội) cho rằng, giải quyết các vụ việc, vụ án liên quan đến NCTN cần phải có thủ tục và kỹ năng tố tụng đặc biệt, được thực hiện ở tòa chuyên trách với những thẩm phán chuyên giải quyết các vụ án có người tham gia tố tụng là NCTN nhằm hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi cho NCTN, phòng ngừa họ tiếp tục phạm tội hay trở thành nạn nhân của tội phạm, có điều kiện tái hòa nhập xã hội.


         Ông Từ Văn Nhũ – Phó Chánh án TANDTC: “Quá cần thiết phải thành lập Tòa NCTN vì gần đây tội phạm là NCTN ngày càng nhiều, chưa kể NCTN là nạn nhân của ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác”.

        TS.Lê Hữu Thể - Phó Viện trưởng VKSNDTC: “Nguyên nhân khiến cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm NCTN còn hạn chế, hiệu quả không cao một phần là từ những hạn chế của hệ thống tư pháp đối với NCTN. Dù thủ tục tố tụng xét xử đối với NCTN đã từng bước được hoàn thiện, nhưng chưa có TA chuyên biệt với trình tự, thủ tục tố tụng dành riêng cho NCTN là một hạn chế rất lớn trong việc xử lý NCTN phạm tội để họ có cơ hội sửa chữa sai lầm, trở thành những công dân có ích cho xã hội”.

    (Nguồn: http://phapluatvn.vn/tuphap/201110/Lap-Toa-an-nguoi-chua-thanh-nien-la-viec-rat-can-2059895/)

    Mình ủng hộ việc cải cách này. Hi vọng thời gian tới Việt nam mình sẽ được áp dụng.

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    Báo quản trị |  
  • #144300   31/10/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Với nguyenkhanhchinh, điều đầu tiên để thực sự hóa vấn đề này chính là cách nghĩ trong những lần cất giọng của HDXX.
    Cùng một câu hỏi, nhưng cách đặt câu hỏi, cường độ lời nói của HDXX có thể khiến BC an tâm, nhưng cũng có người khiến bị cáo - dù là người lớn - tè dầm.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #144307   31/10/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Thừa nhận 

    Chẳng hiểu sao Đảng và Nhà nước thì đang kêu gọi cải cách tư pháp, lấy Tòa án làm trung tâm; từng bước thay thế thủ tục tố tục bằng thủ tục tranh tụng... BLTTHS cũng quy định BC trình bày về nội dung Cáo trạng, HĐXX chỉ hỏi những vấn đề BC trình bày chưa rõ ràng hoặc còn thiếu thôi. Ấy vậy mà ra phiên tòa, có những vị Chủ tọa (thậm chí cả Hội thẩm) nạt BC rầm rầm, mắng bị cáo té tát, mớm cung, ép cung... đủ kiểu. Còn đâu là tính dân chủ, tính khách quan. Trong khi BC có quyền không khai tại phiên tòa cơ mà.


    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #144319   31/10/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Thời buổi bây giờ cứ ghi âm lại, post lên mạng, đảm bảo chả mấy vị dám làm sai, cứ như mấy vụ xì căng đan ấy, tung clip lên mạng là ok gần hết =))

    Chả cần ai xử lý, cứ cho số đông dư luận chửi cho 1 trận là chắc cũng có vài vị tự thấy xấu hổ mà thay đổi =))

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #144348   31/10/2011

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


    Ý của boyluat hay đấy... mọi người hãy làm xem sao ...

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  
  • #144354   31/10/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Không biết chủ topic này nghĩ gì và đi đâu rùi?
    Thực trạng thì như trên, ý kiến của boyluat và anh hoadainhan cũng hay nhưng hơi khắc nghiệt.
    Không biết HDXX ngồi trên ấy cái ghế nóng đến mức độ nào, nhưng quả thực nhiều bị cáo quanh co khiến người nghe nhiều khi cảm thấy tức ênh ếch.
    Dù vậy, Chinh cũng không mấy thiện cảm với việc một số HDXX quát như tát nước vào mặt bị cáo. Đơn giản là có nhiều biện pháp để đi đến đích, không nhất thiết phải sử dụng biện pháp đe nẹt.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #144438   31/10/2011

    nganle89
    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    hihi. em đây, em đây, em đang theo dõi ý kiến của mọi người

    Trước hết, việc dùng hình ảnh của các vị quan chức Nhà nước post trên mạng có vẻ dễ dàng; nhưng thực ra, tố cáo các vị kiểu đó không khéo bị coi là hành vi vi phạm do sử dụng trái phép hình ảnh của người khác thì rõ khổ.

    Mình cũng đi xem nhiều Tòa xử. Có khi thẩm phán phát ra những câu rất ư là buồn cười. 

    Mình nghĩ cách hay nhất, hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán là việc quy định cụ thể quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các vị, quy định cụ thể Thẩm phán được hỏi gì, không được hỏi gì, cách hỏi thế nào, nếu vi phạm thì xử lý ra sao. Rõ ràng, các vị có rất nhiều quyền, mà nghĩa vụ, trách nhiệm thì khá ít. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng các lớp đào tạo nghiệp vụ Thẩm phán, và đặc biệt là lương của Thẩm phán phải đàm bảo được đời sống của Thẩm phán và gia đình để các vị có thể yên tâm, độc lập, khách quan khi xét xử

    Vài ý kiến trao đổi.

    Thân!

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    Báo quản trị |