Xe vi phạm đang bị tạm giữ sẽ không được bảo lãnh nếu thuộc 4 trường hợp sau

Chủ đề   RSS   
  • #558363 22/09/2020

    hoamattroi9297

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2020
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 970
    Cảm ơn: 76
    Được cảm ơn 119 lần


    Xe vi phạm đang bị tạm giữ sẽ không được bảo lãnh nếu thuộc 4 trường hợp sau

    Trường hợp không được bảo lãnh khi xe bị tạm giữ

    Xe bị tạm giữ vì vi phạm an toàn giao thông - Hình minh họa

    Đây là nội dung tại Nghị định 31/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/5/2020. Theo đó, không phải mọi trường hợp tổ chức và cá nhân đều được bảo lãnh xe bị tạm giữ. Cụ thể theo khoản 5 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung cho Điều 14 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định:

    Các trường hợp xe bị tạm giữ không được bảo lãnh:

    -  Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;

    -  Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;

    - Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;

    - Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.”

    Theo đó, nếu thuộc 04 trường hợp trên sẽ không được xem xét đặt tiền bảo lãnh để giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản

    Trường hợp tổ chức, cá nhân tự giữ, bảo quản khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông

    Các trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tạm giữ mà không thuộc 4 trường hợp liệt kê ở trên có thể được xem xét cho cá nhân, tổ chức tự giữ, bảo quản nếu có một trong các điều kiện dưới đây:

     - Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;

    -Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.

    - Lưu ý mức đặt tiền bảo lãnh

    Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm;

    - Trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm.

    Căn cứ theo khoản 5, khoản 6 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP

     
    1737 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoamattroi9297 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận