Xây nhà làm nứt tường nhà người khác có thể bị xử phạt

Chủ đề   RSS   
  • #558282 21/09/2020

    hoamattroi9297

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2020
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 970
    Cảm ơn: 76
    Được cảm ơn 119 lần


    Xây nhà làm nứt tường nhà người khác có thể bị xử phạt

    Phải làm gì khi nhà hàng xóm xây nhà lún tường

     Phải làm gì khi nhà hàng xóm xây nhà lún tường - Hình minh họa

    Trong thực tế khi thi công các công trình xây dựng, thì công trình xây dựng nhà hàng xóm có thể gây ra trường hợp làm nghiêng, nứt, lún ngôi nhà của bạn. Nếu rơi vào trường hợp này bạn có thể tham khảo bài viết duới đây để giải quyết vấn đề trên.

    1. Xác định ai là người có trách nhiệm bồi thường thiệt thại

    Đầu tiên, khi phát hiện tình trạng lún, nứt, thấm , bạn cần thông báo với chủ nhà và bên thi công về tình trạng căn nhà của bạn. Để họ dừng ngay việc thi công xây dựng, thực hiện khắc phục và bồi thường thiệt hại.

    Theo Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường".

    Như vậy, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác có nghĩa vụ khắc phục hư hại và bồi thường cho bạn.

    2. Xác định mức bồi thường

    - Bạn có thể thỏa thuận với bên hàng xóm và bên thi công về mức bồi thường dựa trên tình trạng hư hỏng căn nhà của bạn.

    - Trường hợp không thỏa thuận được bạn có thể thực hiện giám định bởi các công ty kiểm định dựa trên kết quả kiểm định đó mà hai bên có thể đưa ra mức bồi thường phù hợp.

    3. Trường hợp hàng xóm không thỏa thuận được hoặc hàng xóm không chịu bồi thường thiệt hại.

    Bạn có thể khởi kiện ra tòa án theo pháp luật dân sự để giải quyết trường hợp trên.

    4. Trường hợp yếu tố lỗi thuộc về chủ đầu tư, bên thi công

    Bên thi công công trình sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận. 

    Căn cứ vào khoản 3 Điều 4 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình công trình lần cận như sau:

    “Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:

    a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

    b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

    c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.”

    Về áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại

    Ngoài ra, bên chủ đầutư, thi công còn phải áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại như sau. Cụ thể theo Điều 3 Thông tư 03/2018/TT-BXD quy định về áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại quy định tại điểm c khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP

    1. Việc bồi thường thiệt hại do Chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì việc bồi thường thiệt hại được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.

    2. Trường hợp gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận thì chủ đầu tư phải dừng thi công xây dựng công trình và có biện pháp di dời ngay người và tài sản của công trình lân cận. Chủ đầu tư có trách nhiệm thuê và trả chi phí thuê nhà ở cho bên bị thiệt hại. Nhà được thuê phải đảm bảo các yếu tố về khoảng cách đi lại, diện tích, hạ tầng xã hội để bên bị thiệt hại ổn định cuộc sống. Nếu bên bị thiệt hại tự tìm chỗ ở (tương đương nơi ở bị ảnh hưởng) thì chủ đầu tư có trách nhiệm trả cho bên bị thiệt hại số tiền tương ứng với số tiền thuê nhà và chi phí di chuyển tài sản.

    5. Chủ nhà lân cận nên làm gì khi hàng xóm xây nhà?

    - Khi hàng xóm xây nhà, bạn nên chủ động trao đổi với chủ thầu để biết được kỹ thuật thi công có đảm bảo không; đồng thời yêu cầu công trình phải được che chắn, có biện pháp chống nghiêng, chống sập đối với nhà liền kề.

    - Cần lưu ý thêm về ranh mốc, tường chung, an toàn, vệ sinh.

    - Cần thống nhất các phương án bồi thường nếu xảy ra sự cố, hoặc bồi thường bằng tiền, hoặc sửa chữa trả về hiện trạng ban đầu, tất cả phải thể hiện trên giấy tờ..

    Cập nhật bởi hoamattroi9297 ngày 21/09/2020 08:50:40 SA
     
    3538 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hoamattroi9297 vì bài viết hữu ích
    Lilynguyen1608 (21/09/2020) admin (21/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận