Xây dựng xã hội pháp quyền: còn cần thêm tính tự giác.

Chủ đề   RSS   
  • #296903 12/11/2013

    Xây dựng xã hội pháp quyền: còn cần thêm tính tự giác.

    Dân Luật hưởng ứng ngày “Pháp luật Việt Nam” (09/11/2013)

    Mục tiêu mà Nhà nước muốn hướng tới đó là xây dựng xã hội pháp quyền, nơi pháp luật được đặt vào vị trí thượng tôn, và mọi người hành xử không trái với quy định của pháp luật.

    Như vậy có thể thấy điều kiện tiên quyết của vấn đề chính là sự chấp hành pháp luật của công dân. Để có được sự chấp hành này thì cần hai yếu tố:

    -          Sự hiểu biết pháp luật của mọi người: “mọi người” ở đây bao gồm người làm luật, người thực thi pháp luật và người dân. Rõ ràng không thể nào tuân thủ khi không có hiểu biết về pháp luật. Người dân cần biết pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người thực thi pháp luật cần biết pháp luật để làm đúng, không để quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng bởi sự sai sót của mình. Người làm luật cần hiểu biết pháp luật để khi đặt bút ký thông qua văn bản luật có thể hiểu và dự tính trước những ảnh hưởng của những quy định trong đó, và đảm bảo quy phạm pháp luật đó có tính thực tiễn, áp dụng được vào đời sống. Như vậy việc tuyên truyền pháp luật cần phải nhắm tới toàn bộ mọi người, bên cạnh đó cũng cần bảo đảm chất lượng cho công tác tuyên truyền.

    -          Ý chí tuân thủ pháp luật: một khi mọi người đã biết luật, thì việc có tuân thủ hay không phụ thuộc vào ý chí của họ. Để hướng ý chí mọi người tuân thủ pháp luật thì có các biện pháp là khuyến khích tự giác chấp hành và sử dụng chế tài. Chế tài là cần thiết, nhưng không phải là biện pháp có hiệu quả cao nhất. Ngay cả chuyện đơn giản ai cũng biết như vượt đèn đỏ là phạm luật, vậy mà hễ vắng bóng Cảnh sát giao thông thì nhiều người vẫn cứ vô tư vượt. Việc sợ bị áp dụng chế tài khiến người ta tuân thủ luật, nhưng chỉ cần phát hiện ra khả năng không bị áp dụng chế tài thì họ sẽ vi phạm. Chế tài không đủ mạnh thì không có tác dụng, nhưng mặt khác chế tài mạnh gây ra tâm lý tiêu cực, chống đối khi bị áp dụng chế tài.

    Xét về việc tự giác chấp hành pháp luật, cũng đặt trong điều kiện là đã có hiểu biết về pháp luật, thì tự giác luôn luôn có hiệu quả cao hơn chế tài. Người tự giác sẽ tự động đưa pháp luật ra làm chuẩn để chọn lựa hành vi xử sự, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình và mọi người. Quay lại câu chuyện vượt đèn đỏ, nếu người tham gia giao thông luôn tuân thủ tín hiệu đèn bất kể có Cảnh sát hay không thì rõ ràng người hưởng lợi đầu tiên chính là họ, cộng thêm việc không vi phạm thì sẽ không phải chịu chế tài, không sinh ra tâm lý tiêu cực. Mặt lợi của tinh thần tự giác là không có gì bàn cãi, thứ duy nhất đáng quan tâm là chắc chắn không thể nào đạt được 100% công dân tự giác. Vì vậy mới cần đến chế tài.

    Suy nghĩ trước giờ của phần lớn mọi người là đặt nặng chế tài hơn tự giác, khi quyết định việc gì cũng  xét đến việc có chế tài hay không, nặng hay nhẹ mà quên đi việc tự giác chấp hành mới chính là yếu tố quan trọng nhất để tác động đến ý chí tuân thủ pháp luật.

    Ai cũng muốn sống trong xã hội pháp quyền, muốn thay đổi những cái chưa hay. Dù việc tuyên truyền phổ biến pháp luật có mạnh đến đâu, chế tài có nặng tới mức nào mà ý thức tự giác mọi người không tốt thì cũng không có kết quả. Vậy trước hết cần nâng cao ý thức tự giác của mỗi người. Đó không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều. Nhà nước không thể tác động đến sự tự giác của mỗi người, nhưng với mỗi cá nhân chúng ta tự nhìn nhận và thay đổi, tự lựa chọn hành vi đúng với pháp luật, thì chính chúng ta đang đang tạo sự thay đổi, tác động đến phần còn lại nhằm hướng tới xã hội pháp quyền.

    Vài điều chia sẻ với mọi người nhân ngày Pháp luật Việt Nam.

    Cập nhật bởi khoahuynh91 ngày 13/11/2013 08:50:56 SA Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 13/11/2013 07:45:23 SA
     
    39385 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn khoahuynh91 vì bài viết hữu ích
    DoPhucTien (24/03/2017) langdungth (27/10/2014) TRUTH (14/11/2013) admin (13/11/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #352424   26/10/2014

    toanlihoa
    toanlihoa

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2014
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 3 lần


    khái niệm nhà nước pháp quyền đã xuất hiện trong rất nhiều văn bản luật ở nhiều quốc gia. nhưng trên thực tế chưa có nhà nước pháp quyền thực sự ở bất kì quốc gia nào trên thế giới, đó là do vi phạm 1 trong hai nguyên tắc cơ bản ở bài viết trên, nhà nước pháp quyền là một cái gì đó hoàn hảo mà con người ta khó có thể đạt tới được. nó là cái gì đó rất mơ hồ mà người ta có thể hình dung ra được nhưng rất khó nắm được. mặc dù là rất khó khăn nhưng mỗi người hãy góp một phần ý thức của mình cộng thêm kiến thức về pháp luật để nhà nước pháp quyền đến gần với chúng ta hơn nhé!!!!!!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanlihoa vì bài viết hữu ích
    DoPhucTien (24/03/2017)
  • #352482   27/10/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Sắp tới ngày 9/11 của năm 2014 rồi, ngày Pháp luật Việt Nam để nhìn lại xem pháp luật của Việt Nam hiện đang ở đâu và đã làm được gì.

    Nhìn lại vấn đề pháp quyền như bạn toanlihoa có đề cập thì nếu như mà dân ta hay tất cả mọi người trên thế giới đều sống và làm việc theo pháp luật thì tốt quá rồi, nhưng thực tế ý thức con người là khác nhau và pháp luật phải nói là do nhà cầm quyền đặt ra chứ chưa hẳn là do người dân xây dựng nên, nên muốn có nhà nước pháp quyền thì khó lắm

     
    Báo quản trị |  
  • #529915   30/09/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Việc người dân nhận thức đủ quyền và nghĩa vụ công dân của mình có nguyên nhân sâu xa từ sự không đồng bộ của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và việc xây dựng xã hội dân sự. Việc vượt trước của Nhà nước pháp quyền với tư cách là một yếu tố quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng so với cơ sở hạ tầng - cơ cấu kinh tế của xã hội, tức cái cốt lõi của xã hội dân sự, là hoàn toàn có thể và cần thiết.

     
    Báo quản trị |  
  • #542250   29/03/2020

    Nhà nước có rất nhiều biện pháp nâng cao ý thức tự giác của người dân ví dụ như bắc loa tuyên truyền, tuyên truyền thông qua các đoàn hội nhóm, điều chỉnh trước hết những người trong cơ quan nhà nước, cơ quan chính trị xã hội. Hơn nữa việc nâng cao nhận thức còn thông qua các quy định của pháp luật. Từ đó dần dần mà tính tự giác nâng cao lên.

     
    Báo quản trị |