Xây dựng trên đất nông nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #527192 31/08/2019

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Xây dựng trên đất nông nghiệp

    Hiện có một tình huống như thế này mà mình đang vướng mắc phải, cụ thể là: Tại một xã thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1999 Ông A được giao 01 thửa đất nông nghiệp trồng cây hàng năm theo Nghị định 64/CP diện tích 200m2 và đã được UBND huyện cấp Giấy chứng nhận QSDĐ năm 2000, thời hạn sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận là đến 31/12/2018, đến nay chưa gia hạn (chưa được tiếp tục sử dụng đất). Tháng 7/2019 ông A đã thi công xây dựng tường bao quanh thửa đất cao khoảng 1,0m nhưng vẫn sử dụng đất để trồng cây hàng năm, không tranh chấp hay ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của ai. Đối chiếu với quy hoạch thì vị trí đó được quy hoạch là đất cây xanh công cộng. Vậy mình muốn hỏi: Việc xây dựng tường bao của ông A có phải là vi phạm pháp luật không? nếu là vi phạm thì vi phạm theo quy định nào? việc lập hồ sơ theo quy định do cơ quan nào thực hiện, thẩm quyền xử lý như thế nào? xử lý như thế nào là đúng theo quy định? và với tình huống tương tự như vậy nhưng trường hợp thửa đất trong thời hạn sử dụng thì xử lý ra sao?
     
    Mình có nghiên cứu thì thấy trước tiên theo Điều 126 Luật Đất đai 2013 có nêu:
     
    Điều 126. Đất sử dụng có thời hạn

    1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này...

    Theo đó, khi hết thời hạn sử dụng đất, ông A nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất. Việc ông A hết thời hạn sử dụng đất năm 2018 vẫn có cơ sở để tiếp tục sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất đã được giao trước đó.

    Đối với hành vi xây dựng tường bao quanh thửa đất thì hiện hành vi này theo quan điểm của mình là chưa rõ ràng để xác định có vi phạm quy định của pháp luật hay không. Cụ thể hiện mảnh đất có mục đích sử dụng đất là đất nông nghiệp trồng cây hằng năm, nếu cơ quan chức năng chứng minh được việc xây tường rào đó nhằm các mục đích được quy định tại Điều 8 Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì lúc đó mới có cơ sở xử phạt, còn nếu không chứng minh được thì không thể xử phạt:

    Điều 8. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

    1. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì hình thức và mức xử phạt như sau:

    a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

    b) Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

    c) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

    2. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

    b) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

    c) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

    Các bạn hỗ trợ mình chính xác nội dung này với!

     
    6414 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #527211   31/08/2019

    Mình lại thấy đất nông nghiệp trồng cây hằng năm thì chỉ có thể trồng trọt trên đó mà thôi. Việc rào thửa đất lại có thể thực hiện bằng lưới, đóng cọc. Chứ như tình huống của bạn thì ông A lại xây hẳn tường rào bằng bê tông thì hành vi này mình nghĩ là đã vi phạm, cụ thể là chuyển sang đất phi nông nghiệp theo Khoản 2 nêu trên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kuri_yt_294112@yahoo.com.vn vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/09/2019)
  • #527215   31/08/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    kuri_yt_294112@yahoo.com.vn viết:

    Mình lại thấy đất nông nghiệp trồng cây hằng năm thì chỉ có thể trồng trọt trên đó mà thôi. Việc rào thửa đất lại có thể thực hiện bằng lưới, đóng cọc. Chứ như tình huống của bạn thì ông A lại xây hẳn tường rào bằng bê tông thì hành vi này mình nghĩ là đã vi phạm, cụ thể là chuyển sang đất phi nông nghiệp theo Khoản 2 nêu trên.

    Hiện không có quy định nào là xây rào đất nông nghiệp là phải dùng lưới cả. Ở đây, mình nghĩ việc chứng minh vi phạm sẽ thuộc về cơ quan quản lý chuyên ngành, làm sao chứng minh ông A xây tường đó nhằm mục đích phi nông nghiệp thì mới có cơ sở để xử phạt. Mình thấy đây cũng là một lỗ hổng khó khăn trong quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Việc nhiều người vận dụng để làm sai sẽ khiển cơ quan quản lý không trở tay xử lý kịp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/09/2019)