Xâm phạm mồ mả sẽ bị xử lý ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #504099 07/10/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Xâm phạm mồ mả sẽ bị xử lý ra sao?

    Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, nghi lễ, tôn giáo của cộng đồng dân cư. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết. Ngoài hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ thì các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cũng được coi là hành vi phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.

    Cách xác định hành vi nào là hành vi xâm phạm mồ mả:

    Thứ nhất, người có hành vi cho dù là với bất kì mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết, xâm phạm đến sự nguyên dạng của xác, hài cốt, tro hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã mai táng thì hành vi đó là hành vi xâm phạm mồ mả;

    Thứ hai, người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của những người chết (trừ trường hợp phải di rời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);

    Thứ ba, người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên người chết có xác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ gây ra sự nhầm lẫn với người thân thích của người chết đó;

    Thứ tư, người có hành vi san phẳng mồ mả của người chết, làm mất dấu tích của ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó.

                        

    Hướng xử lý:

    Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả thuộc nhóm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

    Theo đó, trách nhiệm của người có hành vi xâm phạm mồ mả bao gồm:

    - Trách nhiệm về tài sản: “Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.” (Điều 607 Bộ luật dân sự năm 2015). Những loại thiệt hại này có thể tính toán thành một số tiền nhất định. Thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm gồm những khoản như: chi phí mua vật liệu xây dựng; chi phí thuê nhân công xây dựng, sửa chữa lại những hư hỏng, thiệt hại mà người gây thiệt hại đã gây ra…

    Ngoài những chi phí trên thì người gây thiệt hại còn phải bồi thường chi phí do việc xâm phạm mồ mả của mình trong trường hợp mồ mả bị hư hỏng, không thể sử dụng đúng mục đích. Đó là những chi phí để bảo quản thi thể, hài cốt, chi phí đó có thể là thuê địa điểm trong nhà xác để bảo quản, chi phí thuê người vận chuyển thi thể, hài cốt…

    Lưu ý: các chi phí cho thầy bói, cô đồng và những chi phí khác liên quan đến điều cấm của pháp luật như gọi hồn người chết, yểm bùa… thì người xâm phạm mồ mả không phải bồi thường.

    - Trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần: Thi thể hay hài cốt của người chết không phải là tài sản, do vậy người xâm phạm mồ mả của người khác thì ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản thì còn phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của người có mồ mả bị xâm phạm. Vì hành vi xâm phạm mồ mả không những đã gây thiệt hại về phần tài sản như xác định trên đây mà còn xâm phạm đến quyền nhân thân của chính người có mồ mả đó. Đồng thời cũng gây ra những tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm.

    Cơ sở pháp lý: Điều 607 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả như sau:

    “1.Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.

    2.Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

    3.Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 607 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

    Thứ hai, phải chịu trách nhiệm hình sự do xâm phạm mồ mả :

    Theo quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 người có hành vi xâm phạm mồ mả của người khác sẽ bị xử lý như sau:

    Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

    c) Vì động cơ đê hèn;

    d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

    Cập nhật bởi tangoctram1101ulaw ngày 07/10/2018 04:38:26 SA
     
    29402 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận