Xác lập QSH đối với tài sản vô chủ, không xác định chủ sở hữu hoặc do người khác đánh rơi, bỏ quên?

Chủ đề   RSS   
  • #613909 10/07/2024

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Xác lập QSH đối với tài sản vô chủ, không xác định chủ sở hữu hoặc do người khác đánh rơi, bỏ quên?

    Quy định pháp luật về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu và xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên?

    Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu?

    Khái niệm về tài sản vô chủ được ghi nhận tại khoản 1 Điều 228 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    “Điều 228. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu

    1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó”.

    Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản “tài sản vô chủ” là tài sản mà chủ sở hữu đích thực đã từ bỏ quyền sở hữu của mình với tài sản đó (bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản theo quy định của luật).

    Tuy nhiên, không giống với “tài sản vô chủ”, “tài sản không xác định được chủ sở hữu” lại không được định nghĩa rõ ràng trong Bộ luật Dân sự 2015 hay bất cứ một văn bản pahsp lý nào khác. Nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản, “tài sản không xác định được chủ sở hữu” là tài sản mà  không xác định được ai là chủ sở hữu của tài sản đó.

    Đối với nội dung xác lập quyền sở hữu, Điều 228 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

    - Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.

    - Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

    Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.

    Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.

    Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.

    Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

    Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên?

    Nội dung xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên được quy định tại Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015:

    - Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

    Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

    - Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

    +) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

    +) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

    Lưu ý, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định 29/2018/NĐ-CP thì tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân, bao gồm:

    “Điều 3. Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân

    ...

    2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, gồm:

    a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là bất động sản vô chủ).

    b) Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là tài sản bị đánh rơi, bỏ quên)”.

     
    368 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận