Xác định tỷ lệ thương tật theo Thông tư 28 liệu có chính xác?

Chủ đề   RSS   
  • #330681 28/06/2014

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Xác định tỷ lệ thương tật theo Thông tư 28 liệu có chính xác?

    Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp ban hành ngày 27/9/2013 và có hiệu lực từ 15/11/2013 đến đây đã hơn nửa năm nhưgn vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng.

    Trên báo Pháp luật thành phố có một bài viết phân tích về vấn đề này, xin gửi đến các bạn xem tham khảo.

    Bị đâm chém nhưng không có tỉ lệ thương tật
     
    Thông tư quy định sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng không ảnh hưởng chức năng điều tiết, cứ 5% diện tích cơ thể thì tỉ lệ thương tật bằng 3%. Cạnh đó, sẹo vùng mặt, cổ có diện tích từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể thì tỉ lệ thương tật bằng 11%-15%. Sẹo vùng da đầu, phải từ trên năm sẹo đường kính 2 cm trở lên hoặc đường kính một sẹo trên 5 cm hoặc từ năm sẹo đường kính 2-5 cm thì các tổn thương này mới có tỉ lệ thương tật 3%-9%.
     
    Theo y học, 1% diện tích cơ thể tương đương diện tích một bàn tay. Trên thực tế, ít có vết thương nào diện tích to bằng cả bàn tay để tính tỉ lệ thương tật theo Thông tư 28. Các giám định viên đều có cùng cách hiểu đối với các quy định trên là một người dù có bị đâm chém hàng chục nhát mà nếu đem cộng lại, diện tích vết thương không đủ theo hướng dẫn thì không tính được tỉ lệ thương tật. Ngoài ra, không như những bộ phận khác, các vết thương ở vùng mặt, cổ còn là vùng thẩm mỹ nên nếu chỉ tính tỉ lệ thương tật theo % diện tích cơ thể sẽ không công bằng cho nạn nhân.
     
    Vì cách tính trên của Thông tư 28, đã có nhiều vụ án, giám định viên không thể tính được tỉ lệ thương tật để giúp cơ quan điều tra có căn cứ xử lý hình sự người vi phạm. Chẳng hạn vụ anh D. (ngụ huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu) bị một người tên L. dùng cây cơ bida đánh vào đầu và mặt gây ra năm vết thương, phải đi cấp cứu. Công an trưng cầu giám định, Trung tâm Pháp y tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bó tay vì diện tích của cả năm vết thương cộng lại vẫn không đủ % diện tích cơ thể để bắt đầu tính tỉ lệ thương tật theo Thông tư 28. Do đó, trung tâm phải kết luận là “không có quy định tỉ lệ trong trường hợp này”.
     
    Sau đó, anh D. đã có đơn yêu cầu được giám định lại và xử lý hình sự hành vi cố ý gây thương tích của L. Tuy nhiên, qua hai nơi giám định tiếp theo là Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) và Viện Pháp y Quốc gia cuối cùng cũng không tính được tỉ lệ thương tật nên đã gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra trong quá trình xử lý vụ việc.
     
    Tương tự, anh T. bị một người dùng dao đâm gây ra bốn vết thương ở vùng cánh tay, có tổng diện tích vết thương là 21 cm2. Trao đổi với PV, giám định viên trực tiếp giám định trường hợp của anh T. cho biết theo Thông tư 12 cũ (quy định về tiêu chuẩn thương tật, đã hết thời hiệu) thì anh T. có tỉ lệ thương tật từ 6% đến 10%. Tuy nhiên, theo bảng quy định sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng của Thông tư 28 thì bốn vết thương của anh T. không đủ diện tích để tính tỉ lệ thương tật.
     
    Bỏ sót nhiều tổn thương
     
    Đặc biệt, theo các giám định viên, Thông tư 28 còn bỏ sót rất nhiều loại tổn thương, dẫn đến nhiều thương tích nếu căn cứ vào thông tư này thì không cho được tỉ lệ thương tật.
     
    Ngoài cả một chương về thai sản, tình dục không có quy định thì thiếu sót của Thông tư 28 còn nằm ở phần tổn thương đầu sọ. Đó là thông tư chỉ quy định tỉ lệ thương tật do mẻ sọ, khuyết sọ nhưng lại không có quy định về nứt sọ - một loại tổn thương phổ biến mà các giám định viên hay gặp nhất. Để không gây thiệt thòi cho nạn nhân, nhiều trung tâm pháp y các tỉnh, thành phải linh hoạt áp dụng mục “khuyết sọ dưới 3 cm2” một cách bất đắc dĩ cho các trường hợp bị nứt sọ.
     
    Được biết sở dĩ có những điểm bất hợp lý, thiếu sót của Thông tư 28 là do quá trình soạn thảo thông tư của Bộ Y tế và Bộ LĐ-TB&XH trước đây đã không có sự đóng góp ý kiến của các giám định viên làm chuyên môn thực tế, phía công an, tòa án, viện kiểm sát… Sau khi Thông tư 28 có hiệu lực, trước thực trạng giám định pháp y gặp khó khăn làm ảnh hưởng tới việc giải quyết án hình sự, đã có nhiều hội nghị của các cơ quan có liên quan tổ chức nhằm góp ý, đề nghị sửa đổi, bổ sung.
     
    Hiện Bộ Y tế và Bộ LĐ-TB&XH đang sửa đổi, bổ sung Thông tư 28 nhưng chưa có thời hạn ban hành cụ thể. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin khi thông tư mới được ban hành.

     

     
    4419 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận