Xác định tội danh "lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người khác".?

Chủ đề   RSS   
  • #152038 01/12/2011

    hungnguyen71

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2011
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 486
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Xác định tội danh "lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người khác".?

    Chào các bác

    Gần đây có rất nhiều vụ vỡ nợ với các lý do sau:
    Người có tiền nhàn rỗi cho vay và bị con nợ quỵt nợ, bỏ chốn..
    Người thì góp vốn làm ăn chung nhưng do cả tin đã giao tài sản của mình mà không có hợp đồng góp vốn chỉ có vẻn vẹn tờ giấy tay họăc thỏa thuận bằng miệng. Lợi dụng vấn đề này một số kẻ nảy lòng tham và đã dùng tiền này làm những chuyện không phải dẫn đến mất khả năng thanh toán.Kêt quả là bỏ chôn để lại hậu quả khôn lường cho bao gia đình.
    Vậy. những trường hợp trên có thể truy cứu trách nhiệm hình sự hay dân sự.?
    Những người dân phải làm gì khi sự việc đã như vậy.?
    Nhằm ngăn chặn hậu quả xảy ra thì những người dân xử lý như thế nào, ai là người bảo vệ quyền và lợi ích cho họ.?

    Rất mong chủ đề này được mọi người cùng thảo luận và góp ý.?

    Trân trọng
     
    10628 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungnguyen71 vì bài viết hữu ích
    anngutuyen (20/12/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #152067   01/12/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    Như bạn nêu là vì ho "làm những chuyện không phải dẫn đến mất khả năng thanh toán", nếu hai chữ không phải đó có nghĩa là họ làm ăn phi pháp thì câu trả lời chắc chắn cho bạn là hành vi của họ đã cấu thành tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo điểm b khoản 1 Điều 139 BLHS. 

    Việc của những người dân phải làm là viết đơn tố cáo đến Cơ quan điều tra công an cấp huyện nơi người bỏ trốn cư trú.

    Để ngăn chặn hậu quả, người dân cần:

    - Đừng vì thấy lãi suất cao mà sinh lòng tham đưa tiền cho họ vay để rồi lâm vào tình trạng "thả gà đi đuổi". Ít ra khi cho vay cũng phải nghĩ người ta làm gì với số tiền vay của mình trong một tháng để sinh ra được số tiền lãi cao hơn khoản lãi mà người ta phải trả cho mình. Tốt nhất là nếu có tiền nhàn rỗi không biết làm gì thì ném vào Ngân hàng cho chắc ăn.

    - Còn với những người góp vốn thì phải làm hợp đồng cho chắc chắn, phải ìm hiểu kỹ càng xem liệu việc góp vốn làm ăn chung với họ có khả quan không, việc làm ăn cụ thể của họ là gì... Nếu không nắm rõ được thông tin thì tham khảo ý kiến của người khác, nếu thấy nghi ngờ hoặc có thể là chỉ băn khoăn khi giao tiền cho họ thôi thì tốt nhất là "sì tốp".

    Các cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể là Công an, Viện kiểm sát, Tòa án sẽ bao vệ quyền lợi cho họ. Còn họ có thu lại được tiền hay không thì lại là chuyện khác. Ví dụ như người ta làm ăn phi pháp mất hết tài sản rồi thì đợi đến bao giờ mới làm được ra của cải để trả được cho mình đây. Đành chấp nhận rủi ro chứ biết sao được.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    hungnguyen71 (02/12/2011) nguyenkhanhchinh (09/12/2011) thuonggia78 (09/12/2011)
  • #152147   02/12/2011

    hungnguyen71
    hungnguyen71

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2011
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 486
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Cám ơn  bạn #fff8df;">BachThanhDC#fff8df;"> 

    Vậy trường hợp con nợ không bỏ chốn mà chây ỳ thì chủ nợ phải làm gì để được bảo vệ.?
    Trường hợp chủ nợ tố cáo và đưa ra các băng chứng chứng minh được là con nợ đang cố tình muốn quỵt nợ thì cơ quan công an điều tra có thể bắt ngay đối tượng không.?
    Trường hợp nào thì đối tựơng sẽ bị bắt ngay khi có đơn tố cáo.?
    Vui lòng cho biết hướng giải quyết này..?


    Cám ơn#fff8df;">
     
    Báo quản trị |  
  • #152820   05/12/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    Chây ỳ có nhiều dạng. Nếu chây ỳ theo kiểu vay nhiều nhưng trả nhỏ giọt, rồi lại khất lần khất lựa thì nó chỉ là quan hệ dân sự. Chủ nợ cần khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.

    Còn nếu không trả đồng nào mà dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì cũng cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Chủ nợ cần tố cáo ra công an.

    Việc có bắt ngay hay không bắt ngay còn tùy vào từng trường hợp cụ thể, phải căn cứ vào quy định của BLTTHS, vào việc xác định sự cần thiết hay không của cơ quan điều tra... Nên không ai có thể trả lời câu hỏi của bạn được.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #153972   09/12/2011

    hatienvan
    hatienvan

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào các anh

    - Tôi cũng trong trường hợp tương tự. Tôi giới thiệu em tôi vào hợp tác làm ăn với ông A, có hợp đồng, có dấu công ty đàng hoàng. Công trình có xây lên, có hoạt động. Nhưng do Hợp đồng có những điều không được thực hiện đúng nên em tôi đòi đã rút vốn từ trước khi công trình hoàn thành. Ông A không trả, mà ép em tôi chuyển thành giấy vay nợ, có ký đóng dấu đoàng hoàng.

    Giấy vay nợ - 2 năm không trả đồng nào, chứ không nói là nhỏ giọt. Thế nhưng khi cơ quan CA vào cuộc, cũng không khởi tố được, vì họ nói không đủ dấu hiệu lừa đảo, vì công trình vẫn xây xong, và vụ việc được quy ra tranh chấp Dân sự nhiều hơn.

    Kiện ra tòa cũng phức tạp và lâu lắm. Bán nợ chịu thiệt chút mà nhanh hơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #234530   21/12/2012

    anngutuyen
    anngutuyen

    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Do quen biết tôi cùng ông T có làm  chung cùng bà H giám đốc công ty A chỉ có thỏa thuận với nhau bằng mồm có hai người khác cũng có mặt tại đó.

    Chúng tôi cùng nhau gọi xe chở hàng cho Công ty B theo hợp đồng mà công ty B đã ký với công ty A

    Tôi đã phải vay mượm ứng tiền trả tiền mua dầu cho xe chạy và ứng tiền cho lái xe chi phí ( Có chữ ký ) gần 600 triệu

    Vậy mà đến khi công ty B mà chúng tôi chở hàng thanh toán hết cho công ty A  thì bà H mới chỉ thanh toán cho tôi 200 tr sau nhiều lần gặp đòi với nhều lý do ( Công ty B Chưa thanh toán hết, kế toán xin nghỉ chưa quyết toán được...) đến nay đã được một năm mà bà H vẫn chưa thanh toán cho tôi

    tôi phải làm cách gì để lấy lại tiền

    Hành vi của bà H có được coi là lợi dụng tín nhệm chiếm đoạt tài sản không

    Những chứng cứ mà lái xe ứng dầu và ứng tiền có thể là cơ sở đưa ra pháp luật không ạ.

    Nhờ các Luật Sư Giúp  tôi với

     
    Báo quản trị |