Chào bạn!
Nếu tài sản mà cháu bạn lấy đang thuộc sự quản lý của người khác, việc lấy tài sản là lén lút thì sẽ phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 BLHS như nội dung tư vấn của Luật sư Chanh ở trên.
Nếu tại thời điểm chiếm đoạt tài sản, số tài sản đó đang thuộc sự quản lý của cháu bạn thì cháu bạn sẽ phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS. Trong những vụ án tương tự thường bị xử lý theo Điều 140 BLHS bởi tại thời điểm lấy hàng, toàn bộ số hàng hóa đó đang nằm trong sự quản lý, kiểm soát của bị can, bị cáo.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết đăng trên http://tapchikiemsat.org.vn, được trích dẫn sau đây:
Trên cơ sở các quy định của Bộ luật Hình sự: Hành vi phạm tội trộm cắplà hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác; còn hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Từ quy định và khái niệm trên đây, một số dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội trộm cắp tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thể hiện như sau:
- Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định.
- Chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như chủ thể đối với các tội xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, ngoài những điều kiện về tuổi và năng lực trách nhiệm, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đòi hỏi chủ thể phải là người được chủ sở hữu tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản tín nhiệm giao cho một tài sản nhất định.
Như vậy, chủ thể của tội trộm cắp tài sản rộng hơn chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội nhận tài sản từ chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản một cách ngay thẳng thông qua giao dịch (hợp đồng). Chỉ sau khi nhận được tài sản, thì người phạm tội mới có hành vi “bội tín” để chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối,bỏ trốn hoặc sử dụng tài sản đã nhậnvào mục đích bất hợp pháp.
* Dấu hiệu về mặt khách quan:
- Đặc trưng của của hành vi phạm tội trộm cắp tài sản là người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lén lút. Việc lén lút ở đây có thể là đối với chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu tài sản và chính thủ đoạn lén lút là yếu tố quyết định chiếm đoạt tài sản trong tội trộm cắp tài sản. Đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt khác, như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội cũng có thể thực hiện thủ đoạn lén lút, nhưng sự lén lút đó không phải là yếu tố quyết định việc chiếm đoạt tài sản mà nhằm che giấu thủ đoạn gian dối và hành vi phạm tội.
- Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hay một ph��n tài sản trên cơ sở hợp đồng giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản với người chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người phạm tội đã vi phạm nghĩa vụ cam kết (bội tín), chiếm đoạt tài sản đã nhận bằng thủ đoạn gian dối hoặc có hành vi bỏ trốn hoặc sử dụngtài sản đã nhận vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Thủ đoạngian dốitrong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong thực tiễn rất đa dạng và phong phú, được biểu hiện như: Đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản, tẩy xoá giấy tờ, giả tạo bị mất tài sản, ...và một dạng biểu hiện thường gặp trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm là người nhận tài sản thông qua hợp đồng (thông thường là hợp đồng gửi giữ tài sản) đã thông đồng với người khác để chiếm đoạt tài sản do mình trông giữ.
- Đối tượng tác động củatội phạm:
Đối với tội trộm cắp tài sản, đối tượng tác động là tài sản đang do người khác quản lý. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản ở tội trộm cắp phải là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lý. Hành vi lấy tài sảnđang do mình quản lýcũng như lấy tài sản không có người hoặc chưa có người quản lýđều không phải là hành vi trộm cắp tài sản(1)..Còn đối tượng tác động của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tài sản mà người phạm tội được chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản giao một cách ngay thẳng thông qua hợp đồng để làm một việc cho người giao tài sản.
*Dấu hiệu về mặt chủ quan:
Cũng giống như đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện bởi lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác(2).Ở đây, cần phân biệt khái niệm “mục đích chiếm đoạt” và khái niệm “mục đích hưởng lợi về tài sản”.
Cập nhật bởi Cuonglawyer ngày 16/10/2012 08:39:30 SA
http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn
Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại/Fax:0437.327.407
-Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- https://www.facebook.com/luatsuchinhphap
I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:
Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:
1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;
2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...
3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.
4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...
5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.
II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):
1. Hình thức tư vấn miễn phí:
Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:
- Điện thoại: 0977.999.896
- Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn
- https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai
2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật
III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:
Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.
Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.