Xác định “tình tiết khác” được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS

Chủ đề   RSS   
  • #532729 09/11/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Xác định “tình tiết khác” được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS

    Bài tham khảo:

    >>> Phạm tội khi mang thai có phải là tình tiết giảm nhẹ TNHS?;

    >>> Tình tiết giảm nhẹ được hiểu như thế nào trong xét xử hình sự?;

    Căn cứ vào Công văn 212/TANDTC-PC ngày 13/09/2019 của tòa án nhân dân tối cao gửi các Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự và các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn giải đáp một số vướng mắc trong quá trình xét xử vụ án hình sự. Trong đó, có vướng mắc về việc khi quyết định hình phạt, Tòa án có được coi các tình tiết về nhân thân của bị cáo như trình độ học vấn thấp, là lao động chính, có con nhỏ, có ông bà là người có công Cách mạng... là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 hay không?

    Theo đó, trong công văn được tòa án nhân dân tối cao giải đáp như sau:

    Hiện nay quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015 chưa được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, Tòa án có thể tham khảo quy định tại điểm c mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/08/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự 1999 để xác định tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:

    - Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:

    - Bị cáo có anh, chị, em ruột là liệt sỹ;

    - Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;

    - Người bị hại cũng có lỗi;

    - Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;

    - Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;

    - Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;

    - Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.

    Ngoài ra, khi xét xử, tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

    Vậy nên, từ hướng dẫn của hội thẩm tòa án nhân dân tối cao người vi phạm nếu có người thân là Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú,..thì được xem là tình tiết giảm nhẹ khi xác định khung hình phạt theo Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP.

    Cập nhật bởi Limma ngày 09/11/2019 11:04:07 SA
     
    5904 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    admin (11/11/2019) ThanhLongLS (09/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận