Xác định tiền công làm căn cứ bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐ trái pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #74521 21/12/2010

    vu07

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2009
    Tổng số bài viết (62)
    Số điểm: 1374
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Xác định tiền công làm căn cứ bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐ trái pháp luật

    Hi, everybody.

    Mọi người cho ý kiến trường hợp sau giúp nhé:

    A làm nhân viên cho Công ty B với mức lương cơ bản 1, 5 triệu và phụ cấp tay nghề là 1,4 triệu. Công ty B đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với A; vậy tiền công B phải bồi thường là 1,5 triệu ( lương cơ bản) hay 2,9 triệu (gồm tiền lương cơ bản và phụ cấp tay nghề).


    Theo mình là phải bồi thường gồm cả tiền lương cơ bản và phụ cấp tay nghề.( dẫn chứng pháp lý cụ thể). Thanhks trước!
     
    10368 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #74628   22/12/2010

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Trường hợp này chỉ có quy định ở điều 41 luật lao động, không thấy có văn bản hướng dẫn rõ hơn. Với cách viết của luật thì tôi cũng hiểu giống như #0072bc;">vu07.

    Điều 41.

    1- Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và ph�� cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

    Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật này.

    Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #74633   22/12/2010

    vu07
    vu07

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2009
    Tổng số bài viết (62)
    Số điểm: 1374
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Thực ra là như thế này

    - Theo quy định tại điều 41 BLLĐ, trường hợp công ty trên đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, công ty phải nhận bạn của bạn trở lại làm công việc theo HĐLĐ đã ký và bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày bạn của bạn không được làm việc, cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
     
    - Điều 15 Nghị định 114/2002 thì hướng dẫn:

    "Điều 15. Tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việclàm, bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phục cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)."

    Như vậy suy ra công ty phải bồi thường là: tiền lương ( gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phục cấp khu vực, phụ cấp chức vụ ) + phụ cấp lương.

    - Mà phụ cấp lương này thì công ty đã công nhận trong hợp đồng  là phụ cấp tay nghề kỹ thuật.(thuộc t/hợp doanh nghiệp được quyền quy định các khoản phụ cấp lương )

    Và khoản này  được pháp luật công nhận theo quy định của  Thông tư Số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 05 năm 2003 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 về tiền lương của Chính phủ đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

    thì phụ cấp lương được quy định như sau: doanh nghiệp được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng chế độ phụ cấp do Chính phủ quy định đối với doanh nghiệp nhà nước để trả cho người lao động.


    Nhưng trên thực tế vu07 gặp 1 trường hợp ở Tòa Thuận An và Tòa Bình Dương khi xét xử sơ thẩm lẫn phúc thẩm vụ này thì họ đều chỉ có căn cứ vào  Điều 15 Nghị định 114/2002 mà không phân biệt giữa tiền lương và phụ cấp lương; dẫn đến chỉ dùng lương cơ bản để làm căn cứ bồi thường.

    Mọi người có gặp vụ áp dụng tương tự như vậy hoặc hướng dẫn xét xử của Tòa án về vấn đề này  chưa. Xin chỉ giáo.
    Cập nhật bởi vu07 ngày 22/12/2010 10:00:06 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #74827   23/12/2010

    vu07
    vu07

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2009
    Tổng số bài viết (62)
    Số điểm: 1374
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Chán thiệt, cao thủ võ lâm như lá mùa thu; không ai cho ý kiến gì cả. Ngán.
     
    Báo quản trị |  
  • #74852   23/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào #0072bc;">vu07!

    Nhận tin nhắn của bạn từ hôm trước, nhưng mãi này mới "khai quật" được hướng dẫn.

    Tại mục 3 Phần VI Công văn số 16/1999/KHXX ngày 01/02/1999 của TAND Tối cao có hướng dẫn việc xác định mức bồi thường trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật qui định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật lao động như sau:

    Việc xác định mức bồi thường trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật lao động cần phải căn cứ vào Nghị định số 197/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương". Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này, thì tiền lương được trả trong thời gian nghỉ theo quy định tại các Điều 41,... của Bộ luật lao động là tiền lương tháng trước liền kề và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này. Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này quy định như sau:

    "Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế:

    - Tiền lương tháng là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động;

    - Tiền lương tuần là tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

    - Tiền lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho 26 ngày;

    - Tiền lương giờ là tiền lương trả cho một giờ làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn quy định tại Điều 68 Bộ luật lao động".

    Như vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động đã nhận người lao động trở lại làm việc, thì mức bồi thường được xác định theo các quy định trên đây. Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc thì ngoài khoản tiền được bồi thường này, họ còn được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật lao động. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, người sử dụng lao động chỉ phải bồi thường khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc. Nếu người sử dụng lao động đã đồng ý nhận người lao động trở lại làm việc và đã ấn định ngày bắt đầu cụ thể người lao động phải trở lại làm việc, nhưng vì lý do cá nhân người lao động xin được trở lại làm việc chậm hơn, thì thời gian mà người lao động xin được trở lại làm việc chậm hơn không được tính để xác định mức bồi thường (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác).

    Đến nay, Nghị định 197/CP đã bị thay thế bởi Nghị định 114/2002/NĐ-CP, nhưng các điều khoản trên cơ bản không có sự thay đổi về nội dung nên hướng dẫn trên vẫn còn phù hợp (kể cả quy định về phụ cấp lương mà bạn trích dẫn cũng đã bị sửa đổi bởi Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH).

    Như vậy, theo tôi thì quan điểm của bạn và anh
    #ff8c00;">ntdieu là hoàn toàn đúng đắn, Công ty phải bồi thường cho anh A cả lương và phụ cấp lương theo Điều 41 BLLĐ. Còn Điều 15 Nghị định 114/2002/NĐ-CP chỉ là hướng dẫn cách tính tiền trợ cấp thôi việc, mất việc, bồi thường.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |