Xác định thời điểm vi phạm hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #531098 21/10/2019

    congmongly

    Sơ sinh

    Yên Bái, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xác định thời điểm vi phạm hành chính

    Tháng 8/2018 ông Triệu Văn Xuân phá rừng sản xuất với diện tích 1200m2, đến tháng 5/2019 ubnd xã đi kiểm tra mới phát hiện và lập biên bản kiểm tra sau đó có mời ông Xuân lên làm việc ông Xuân đã nhận là t8/2018 đã phá diện tích rừng đó, sau khi kiểm tra xác minh xong ngày 15/6/2019 ubnd xã mời ông Xuân lên lập biên bản vi phạm hành chính và đề nghị cấp có thẩm quyền áp dụng nghị định 35/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ 10/6/2019) xử phạt ông Xuân. Vậy việc áp dụng Nghị định 35 xử phạt ông xuân là đúng hay sai vì trong Nghị định 35 có nêu hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước khi nghị định có hiệu lực thì xử phạt theo Nghị định 157/Cp. Xin Luật sư tư vấn giúp.

     
    4030 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn congmongly vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #531160   22/10/2019

    Limma
    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Chào bạn,

    Căn cứ Điều 37 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về điều khoản chuyển tiếp thì đối với hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh giống cây lâm nghiệp, trong quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

    “Điều 37. Điều khoản chuyển tiếp

    1. Các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật để xử phạt.

    2. Đối với hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh giống cây lâm nghiệp, trong quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.”

    Do đó, việc bạn bị UBND xã xử phạt theo quy định mới là hợp lý, so với quy định cũ Nghị định 157/2013/NĐ-CP thì quy định mới có mức phạt nhẹ hơn, cụ thể:

    Nghị định 157/2013/NĐ-CP

    Nghị định 35/2019/NĐ-CP 

    Điều 8. Lấn, chiếm rừng

    Người có hành vi dịch chuyển mốc ranh giới rừng để chiếm giữ, sử dụng rừng trái pháp luật của chủ rừng khác, của Nhà nước bị xử phạt như sau:

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c, diện tích bị lấn, chiếm dưới 20.000 m2.

    b) Rừng sản xuất dưới 6.000 m2.

    c) Rừng phòng hộ dưới 5.000 m2.

    d) Rừng đặc dụng dưới 4.000 m2.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ 20.000 m2 đến 30.000 m2.

    ……

    Điều 7. Lấn, chiếm rừng

    Hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng hoặc chiếm rừng của chủ rừng khác; rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê, bị xử phạt như sau:

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

    a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 5.000 m2;

    b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 3.000 m2;

    c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 2.000 m2;

    d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 1.000 m2.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

    a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2;

    …..

     

    Trên đây là nội dung mình tư vấn, hi vọng giúp ích cho bạn.

     

    Cập nhật bởi Limma ngày 22/10/2019 05:28:18 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/10/2019)