Xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản?

Chủ đề   RSS   
  • #605581 22/09/2023

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản?

    Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước năm 1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử, Bộ luật Dân sự số 2015 đang có hiệu lực pháp luật, thì thời hiệu được xác định như thế nào?

    Tìm hiểu nội dung của án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản (Ban hành kèm theo Quyết định 269/QĐ-CA năm 2018 công bố án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành).

    Tóm tắt nội dung vụ việc:

    Tại đơn khởi kiện ngày 02-11-2010 và quá trình tố tụng, đại diện các nguyên đơn là bà Cấn Thị N2 trình bày: Cụ Cấn Văn K và cụ Hoàng Thị T sinh được 8 người con gồm các ông, bà: Cấn Xuân V, Cấn Thị N1, Cấn Thị N2, Cấn Thị M1, Cấn Thị T1, Cấn Thị H, Cấn Xuân T, Cấn Văn S (chết năm 2008) có vợ là bà Nguyễn Thị M và hai con là Cấn Thùy L và Cấn Hoàng K.

    Năm 1972 cụ T chết. Năm 1973, cụ K kết hôn với cụ Nguyễn Thị L sinh được 4 người con là các ông, bà: Cấn Thị C, Cấn Thị M2, Cấn Anh C và Cấn Thị T2.

    Sinh thời cụ K, cụ T tạo lập được 612m2 đất, trên đất có 2 căn nhà 3 gian, tọa lạc tại thôn T, xã P, huyện Th, thành phố Hà Nội, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2002 đứng tên hộ cụ Cấn Văn K. Sau khi cụ T chết, toàn bộ nhà đất nêu trên do cụ K và cụ L quản lý. Năm 2002 cụ K chết, khối tài sản này do cụ L và ông Cấn Anh C quản lý.

    Cụ K và cụ T chết không để lại di chúc. Nay các đồng nguyên đơn là con cụ K với cụ T khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của cụ T và chia di sản thừa kế của cụ K theo quy định của pháp luật, trong đó bà N1, bà N2, bà M1, bà T1, bà H, ông T, bà C và bà Nguyễn Thị M (vợ ông S) đề nghị kỷ phần ông, bà được hưởng giao lại cho ông V làm nơi thờ cúng cha mẹ, tổ tiên.

    Bị đơn là cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh C trình bày: Về quan hệ huyết thống và di sản thừa kế như nguyên đơn trình bày là đúng. Cụ L thừa nhận trước khi kết hôn với nhau, cụ K đã có các tài sản là 3 gian nhà cấp 4 lợp rạ và 3 gian bếp trên diện tích đất 612m2. Quá trình quản lý, sử dụng, vợ chồng cụ có cải tạo và xây dựng lại một số công trình phụ, tường bao như hiện nay. Năm 2002, Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ cụ Cấn Văn K. Thời điểm này hộ cụ K có 06 người gồm: Cụ K, cụ L, ông T, bà M2, bà T2 và ông C. Nay các nguyên đơn khởi kiện, cụ L và ông C đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Nhận định của Tòa án:

    [1] Cụ Cấn Văn K và cụ Hoàng Thị T có 08 người con gồm các ông bà: Cấn Xuân V, Cấn Thị N1, Cấn Thị T1, Cấn Thị H, Cấn Xuân T, Cấn Thị N2, Cấn Thị M1, Cấn Văn S (chết năm 2008, ông S có vợ là bà Nguyễn Thị M và hai con là Cấn Thùy L, Cấn Hoàng K).

    [2] Vợ chồng cụ K, cụ T tạo lập được khối tài sản gồm nhà cấp 4, bếp, nhà tắm và các công trình khác, cây cối trên diện tích đất 612m2, thửa số 120, tờ bản đồ số 11, tại thôn T, xã P, huyện Th, thành phố Hà Nội. Năm 1972 cụ T chết. Năm 1973 cụ K kết hôn với cụ Nguyễn Thị L và có 04 người con gồm các ông, bà: Cấn Thị C, Cấn Thị M2, Cấn Thị T2 và Cấn Anh C. Năm 2002 phần đất trên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ cụ Cấn Văn K. Cuối năm 2002 cụ K chết, khối tài sản do cụ L và ông Cấn Anh C quản lý, sử dụng. Các đồng nguyên đơn là các con của cụ K với cụ T yêu cầu chia tài sản chung của mẹ là cụ T và chia di sản thừa kế của cụ K để lại theo quy định của pháp luật. Như vậy, hàng thừa kế thứ nhất của cụ T có 09 người gồm 08 người con và chồng là cụ K. Năm 2002, cụ K chết, phần di sản của cụ K được hưởng từ di sản của cụ T được chuyển tiếp cho cụ L và các con chung của cụ K và cụ L được hưởng.

    [...]

     [5] Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017), thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    [6] Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự này có hiệu lực, thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.

    [7] Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật.

    Nội dung của Án lệ:

    “[5] Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017), thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    [6] Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự này có hiệu lực, thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.

    [7] Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật.”

    Như vậy, kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án sẽ áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Theo đó, nếu tranh chấp về thừa kế phát sinh sau thời điểm Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực (từ ngày 01-01-2017), thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Kết luận:

    Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 đang có hiệu lực pháp luật. Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.

     
    1059 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận