Nếu nội có nói bằng miệng là chia cho 5 người thì phải xác định là có cơ sở nào hay không vì nội đã mất rồi. Nếu xem là di chúc miện thì di chúc miệng phải đảm bảo các điều kiện sau mới được xem là hợp pháp theo quy định của
Bộ luật dân sự 2015:
"Điều 629. Di chúc miệng
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
...
Điều 630. Di chúc hợp pháp
...
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng."
- Trường hợp thứ nhất, nếu lúc đó nội hấp hối chẳng hạn thì có quyền lập di chúc miệng, di chúc lúc đó được xem là hợp pháp.
- Trường hợp thứ hai, hoặc là lập di chúc miệng trong trường hợp có ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ...theo đúng quy định trên thì mới được xem là hợp pháp.
Còn nếu không thuộc mà chỉ nói miệng trong gia đình với nhau, giờ nội mất không có cơ sở thì phải chịu. Trong trường hợp có cơ sở rõ ràng, có người làm chứng thì để đòi lại quyền lợi cho mình, người thừa kế có quyền khởi kiện ra Tòa.