Gửi các anh chị
Em xin góp ý một chút nhé!
Trong mối quan hệ nghĩa vụ mà nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh cho ta thấy bên có quyền (Bên NBL) có 02 chủ thể để có thể thực hiện quyền yêu cầu của mình, đó lag bên có nghĩa vụ (Bên ĐBL) và Bên BL. Theo cách hiểu trên thực tế, nghĩa vụ được BL luôn là nghĩa vụ được BL luôn là nghĩa vụ của Bên ĐBL, hay nói cách khác, vị thế Bên BL trong con mắt của Bên NBL luôn là "con nợ" dự phòng.
Tuy nhiên, điều 361 BLDS không thể hiện rõ vị thế dự phòng của Bên BL, cụ thể là "Bảo lãnh là việc người thứ ba....,nếu khi đến thời hạn mà Bên ĐBL không thực hiện hoặc thực hiện đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc...".
Điều này có nghĩa là trong trường hợp không có thỏa thuận gì khác thì nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện mà Bên ĐBL không thực hiện dù đã có yêu cầu, thì Bên NBL ngay lập tức có quyền yêu cầu Bên BL phải thực hiện nghĩa vụ thay dù cho Bên ĐBL vẫn có khả năng mà chưa kịp hay không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình. Quy định này đã gián tiếp không thừa nhận tính chất "dự bị" của Bên BL.
Em giải quyết trường hợp 2 trước nhé, cụ thể,
Trường hợp 2: Sau khi ký HĐBL, đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà lâm vào tình trạng như sau
1.2. Bên BL bị lâm vào tình trạng phá sản, căn cứ vào K2DD39 LPS 2004 thì trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuộc về Bên ĐBL, bởi lẽ, trong bối cảnh lúc này thì khả năng tài chính để bảo đảm cho Bên NBL có khả năng thu hồi nợ từ Bên ĐBL là cao hơn Bên BL.
Quy định này được NĐ 163/2006/NĐ-CP quy định về giao dịch đảm bảo quy định rõ hơn bằng cách chia vấn đề này thành 2 trường hợp cụ thể: thứ nhất, Nếu nghĩa vụ Bên BL chưa phát sinh (chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà Bên BL đã lâm vào tình trạng phá sản tình trạng 1 trong trường hợp 1) Bên ĐBL phải thay thế biện pháp bảo đảm khác, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (điểm b, K1Đ48). Thứ hai, nếu đến thời hạn thực hiên nghĩa vụ BL mà Bên BL không có khả năng thực hiện đầy đủ/ toàn bộ nghĩa vụ trong phạm vi BL thì Bên NBL yêu cầu Bên ĐBL thanh toán phần còn thiếu/ thực hiện nghĩa vụ với tư cách là một món nợ không có bảo đảm (điểm a, K1.Đ48). Như vậy, Bên BL lâm vào tình trạng phá sản thì họ cũng chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ BL (ngay cả trong khi Bên ĐBL không lâm vào tình trạng phá sản).
2.2. Bên ĐBL bị lâm vào tình trạng phá sản, dĩ nhiên, Bên BL phải thực hiện nghĩa vụ BL của mình. Do đó, Bên NBL có quyền yêu cầu Bên BL thực hiện nghĩa vụ thay cho Bên ĐBL.
3.2. Cả hai lâm vào tình trạng phá sản, căn cứ K3 Đ 39 LPS 2004 thì Bên BL chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ BL. Nói cách khác, nhà làm luật vẫn quán triệt nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ bằng cách vẫn quy trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuộc về Bên BL. Trong quan hệ nghĩa vụ có đảm bảo bằng bảo lãnh (Bên ĐBL đưa tài sản cho Bên BL để được BL), tức là, nghĩa vụ của Bên ĐBL đã được bảo đảm bằng tài sản đưa cho Bên BL. Vì thế, nếu tham gia thanh toán nợ của Bên BL thì Bên NBL được xếp vào danh sách chủ nợ có đảm bảo; và bởi lẽ trên, Bên NBL chỉ được xem như các chủ nợ bình thường khi tham gia thanh toán nợ của Bên ĐBL bình thường.
Trường hợp 1: Sau khi ký HĐBL, chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà lâm vào các tình trạng 1,2,3 như trên.
1.1. Đối với tình trạng 1 thì như đã phân tích ở trên.
2.1. Bên ĐBL lâm vào tình trạng phá sản thì khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì Bên BL chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình.
3.1. Cả hai đều lâm vào tình trạng phá sản, thì Bên NBL được xem là chủ nợ của cả 2 bên. Tuy nhiên có sự khác nhau là khi tham gia thanh toán nợ Bên NBL là chủ nợ có đảm bảo trong danh sách chủ nợ của Bên BL, nhưng Bên NBL chỉ là chỉ nợ thường trong danh sách chủ nợ của Bên ĐBL (phân tích ở trên).
Đây là ý kiến của em, các anh chị cùng góp ý nhé!
Thân ái,
D.T.L
Cập nhật bởi hiyatuongda ngày 24/02/2011 09:03:04 AM
sửa lỗi