Xác định gây hậu quả nghiêm trọng trong tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #61907 23/09/2010

    firehorse

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 129
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Xác định gây hậu quả nghiêm trọng trong tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" như thế nào?

    Tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" được quy định tại Điều 285/BLHS1999 nhưng từ đó đến nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn thế nào là hậu quả nghiêm trọng, cho các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cũng như tội phạm về chức vụ, dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau trong việc xử lý tội phạm, cụ thể:

    -Quan điểm 1 cho rằng cần vận dụng theo hướng dẫn tại TTLT số: 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương "Các tội xâm phạm sở hữu, theo đó mức khởi điểm  để xác định hậu quả nghiêm trọng là gây thiệt hại từ 50tr đồng trở lên.

    Tuy nhiên, quan điểm này không được đồng ý lắm vì đây là TT hướng dẫn tội phạm xâm phạm sở hữu chứ không phải tội phạm về chức vụ.

    -Quan điểm 2 cho rằng cần vận dụng theo TTLT số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02/01/1998 (trước khi BLHS 1999 ra đời) với mức khởi điểm để xác định hậu quả nghiêm trọng là từ 300 tr đồng trở lên.

    Tuy nhiên vì văn bản này là để hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997 nên cũng không phù hợp để vận dụng cho BLHS 1999 (tuy nhiên thực tế thì trước đây các cơ quan thi hành pháp luật lại áp dụng theo cái này)

    -Quan điểm 3 cho rằng để xác định có gây ra hậu quả nghiêm trọng hay không cần dựa vào các điều luật tương tự, gồm 02 tội: Cố ý làm trái...gây hậu quả nghiêm trọng (mức xác định là từ 100 tr đồng) hoặc tội "Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản" (mức xác định định là từ 50 tr đồng).

    Trong đó vì hành vi thiếu trách nhiệm trong tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xét về ý thức chủ quan mang tính chất vô ý tương tự như hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản nên áp dụng mức xác định như tội "Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản" (tức là cũng từ 50 tr đồng.

    Liệu việc vận dụng Điều luật tương tự này có phù hợp với quy định "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ Luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự" (vì người ta phạm tội này chứ có phạm tội kia đâu mà lấy mức tội kia gán cho họ), hơn nữa còn có điểm bất hợp lý là hành vi cố ý (tội Cố ý làm trái...-100 tr đồng) lại có mức khởi điểm cao hơn hẳn hành vi vô ý (Thiếu trách nhiệm - 50 tr đồng).

    Theo mình việc áp dụng một trong quan điểm nêu trên đều không hợp lý vì không phù hợp với quy định "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ Luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự" như đã nêu trên.

    Để giải quyết việc này thì cần phải có TTLT hướng dẫn về việc này (điều này là rất lạ vì tội xâm phạm sở hữu đã được hướng dẫn từ năm 2001 nhưng tội phạm về TTQLKT cũng như tội phạm về chức vụ lại chưa có trong khi BLHS đã ban hành đến nay hơn 10 năm rồi) hoặc cần quy định hẳn vào trong điều luật, tránh việc phải chờ hướng dẫn (còn rất nhiều tội gây vướng mắc như: hậu quả nghiêm trọng trong tội vi phạm việc quản lý, vi phạm việc sử dụng đất đai - thế nào là hậu quả nghiêm trọng, thế nào là đất có diện tích lớn, thế nào là đất có giá trị lớn....)

    Không biết ý các bạn thế nào?

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 21/08/2011 03:34:49 CH sửa lỗi font
     
    52993 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #64753   21/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Nhà nước họ khôn lắm, họ để lèm nhèm thế để khi nào cần xử những vụ có dây mơ rễ má nhiều, là họ xử nhẹ cho thằng phạm tội, thế thôi, có phải những nhà làm luật ngu hay không biết điều này đâu, họ mà muốn làm thì chỉ cần 5 ph là ra đời ngay một thông tư hướng dẫn vấn đề này.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #139540   13/10/2011

    yen_5390
    yen_5390

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Việc xác định mức độ nghiệm trọng trong điều luật này theo tôi cần xác định như sau: "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng " quy định điều 245 BLHS hiện nay chưa có quy định rõ mức độ nghiêm trọng, do đó theo ý kiến chủ quan của tôi như sau: Trước hết xác định đây là loại tội liên quan đến chức vụ, tức là người này phải có trách nhiệm trong phạm vi công việc của mình, do đó mỗi chức vụ đều đã có một hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh, trước hết cần căn cứ vào mỗi chức vụ để áp dụng luật cụ thể điều chỉnh, ví dụ như Luật doanh nghiệp và các văn bản dưới luâth hướng dẫn đối với chức vụ liên quan đến kinh doanh, hay Luật luật sư đối với chức vụ Luật sư..... Theo đó để tìm căn cứ xác định định mức nghiêm trọng. Ví dụ: Chủ hộ kinh doanh cá thể kinh doanh gas, đã có đầy đủ giấy đăng ký kinh doanh và điều kiện kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do vô ý cho người cùng gia đình sửa chữa bình ga, người này chưa qua khóa đào tạo về phòng cháy, chữa cháy, cũng như không có học qua việc sửa chữa thay đổi bình gas, đã vô ý làm dò gas và nổ kho chứa ga, làm thiệt hại cho gia đình các nhà bên cạnh lên 5 tỷ đồng. Như vậy , căn cứ việc làm chủ hộ đăng ký kinh doanh đồng ý cho người chưa qua các khóa đào tạo tham gia vào công việckinh doanh rất dễ gây cháy nổ như vậy là chủ hộ kinh doanh đã không những vi phạm Nghị định 55/2007/NĐ-CP và bị xử phạt hành chính về các một số hành vi theo quy định Nghị định 73/2010/ND-CP, tuy nhiên theo Nghị định 55/2007/NĐ-CP thì những người kinh doanh xăng dầu nếu vi phạm các quy định này có thể bị xử phạt hành chính hoặc khởi tố hình sự. Do đó, trong trường hợp này xác định thiệt hại nghiêm trọng được căn cứ theo điều 145, Bộ luật hình sự: vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản: do gây hậu quả nghiêm trọng (hậu quả này phải được hiểu là đã xâm phạm tới tài sản sở hữu).
    Tuy nhiên, ở điều luật này tôi lại chưa biết cách xác định trong trường hợp "gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng" tôi chưa biết xác định theo điều luật nào để truy tố theo khoản 2, điều 245, BLHS.
    Rất mong sự góp ý của các bạn về mail Nhyen.law@gmail.com
    Chân thành cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #585235   11/06/2022

    Xác định gây hậu quả nghiêm trọng trong tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" như thế nào?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Luật Việt Nam của mình vẫn còn nhiều lắm những lỗ hổng bạn nhỉ ^^. 

     
    Báo quản trị |  
  • #586574   28/06/2022

    Xác định gây hậu quả nghiêm trọng trong tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" như thế nào?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Luật Việt Nam của mình vẫn còn nhiều lắm những lỗ hổng bạn nhỉ ^^. Biết khi nào pháp luật Việt Nam mới sánh được với các nước phát triển, mới vá được những lỗ hổng này thì chừng đó người dân mới đỡ khổ được.

     
    Báo quản trị |  
  • #598212   31/01/2023

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1148)
    Số điểm: 8380
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Xác định gây hậu quả nghiêm trọng trong tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" như thế nào?

    Tất nhiên trên cương vị một người là cán bộ hay là công chức, để đạt được vị trí đó phải trải qua rất nhiều công đoạn, thời gian công sức, đồng ý là phải có trách nhiệm trong phạm vi công việc của mình, do đó mỗi chức vụ đều đã có một hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên, có một sự thật là nhiều vụ án khi ra trước tòa thì lãnh đạo bảo không biết, chỉ thực hiện ký mà sơ suất không xem qua hồ sơ hoặc xem qua nhưng không để ý, việc biện minh này thực sự thiếu sự thấu tình đạt lý.

     

     
    Báo quản trị |