Vướng mắc vấn đề liên quan đến Hội đồng cổ đông

Chủ đề   RSS   
  • #29819 29/07/2008

    victorycapital

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 720
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vướng mắc vấn đề liên quan đến Hội đồng cổ đông

    Em muốn hỏi các thủ tục tiến hành lấy ý kiến Đại hội đồng Cổ đông bằng văn bản, mẫu phiểu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông bằng văn bản như thế nào ạ?
    Cập nhật bởi navelvu ngày 25/02/2010 04:57:08 PM
     
    25870 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #31058   27/07/2009

    nhulai_nhulai45
    nhulai_nhulai45

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:03/03/2009
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thể thức tiến hành Đại hội đồng cổ đông thường niên

    Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty cổ phần nếu thành phần tham dự thiếu tất cả các thành viên Ban kiểm soát có được phép tiến hành không? nếu được thì HĐQT có phải cử người tiến hành kiểm tra tư cách cổ đông hay không?
     
    Báo quản trị |  
  • #31059   27/07/2009

    LawSoft02
    LawSoft02

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2009
    Tổng số bài viết (105)
    Số điểm: 731
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    tham khảo

    bạn xem điều 121 đến 126 luật doanh nghiệp 2005 ,
    các quyền hạn và nhiệm vụ của ban kiểm soát
    • Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

    Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.

    • Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban Kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày,kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu .
    • Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại Hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
    • Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
    Theo các quy chế mới nhất, Ban kiểm soát có vị thế tương đối độc lập và khá cao. Về mô hình, Ban kiểm soát có thể ngang cấp với Hội đồng quản trị và trên cả Ban giám đốc
    theo đó Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty cổ phần nếu thành phần tham dự thiếu tất cả các thành viên Ban kiểm soát không  được phép tiến hành.
     
    Báo quản trị |  
  • #31256   31/03/2009

    thang_43
    thang_43

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:26/12/2008
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tại sao lại phải bầu dồn phiếu ?

    Nghị định số 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành luật doanh nghiệp 2005 quy định việc bầu cử thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu . Luật doanh nghiệp 1999 không quy định điều này .
    Trong công ty Cổ phần , mỗi cổ phần đại diện cho một phiếu ( quyền ) biểu quyết . Vậy tại sao lại phải bầu dồn phiếu trong khi việc bầu cử từ trước đến nay  đều thực hiện theo phương thức phổ thông đầu phiếu . Mục đích của việc bầu dồn phiếu là gì ? Áp đặt cho doanh nghiệp phương thức bầu cử liệu có can thiệp quá sâu vào quy chế hoạt động nội bộ của doanh nghiệp ?
     
    Báo quản trị |  
  • #31257   30/03/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Theo mình hiểu thì việc bầu HDQT khác với bầu cử đại biểu Quốc hội. Khác nhau cơ bản là bầu cử DBQH chỉ thực hiện trong một số xác định (thường từ 3-5) ứng cử viên. Việc quy định bầu dồn phiếu cũng có mục đích tương tự để số lượng ứng viên vào HDQT không quá nhiều. Bạn thử tưởng tượng các công ty niêm yết trên sàn có thể có hàng chục nghìn cổ đông. Nếu như mỗi cổ đông nho nhỏ có vài trăm cổ phần cũng có quyền đưa ra 1 ứng cử viên thì số lượng ứng cử viên để bầu HDQT có thể lên đến hàng nghìn, như vậy có bầu được không ?

    Nếu đọc kỹ Nghị định 139/2007 như đoạn trích dưới đây, bạn cũng thấy là Chính phủ không bắt buộc một cách cứng nhắc, không can thiệp vào công việc nội bộ của doanh nghiệp. Rõ ràng Điều lệ công ty có thể quy định khác để phù hợp với đặc điểm riêng của công ty.

     Số lượng ứng cử viên mà mỗi nhóm có quyền đề cử phụ thuộc vào số lượng ứng cử viên do Đại hội quyết định và tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi nhóm. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác hoặc Đại hội đồng cổ đông không quyết định khác thì số lượng mà các nhóm có quyền đề cử thực hiện như sau:
    a) ...
     
    Báo quản trị |  
  • #31258   31/03/2009

    thang_43
    thang_43

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:26/12/2008
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nghị định 139/2007/NĐ-CP có quy định rõ tỷ lệ nắm giữ cổ phần bao nhiêu mới được đề cử thành viên HĐQT mà . Theo đó cứ mỗi 10% vốn điều lệ được đề cử tương đương 1 ứng viên . Vì vậy số lượng ứng viên không thể lên tới hàng ngìn như Bạn ntdieu nghĩ đâu . Tối đa có thể là 10 người ( nhưng điều 109 luật DN 2005 lại quy định không quá 11 người . liệu có mâu thuẫn với hướng dẫn thi hành của nghị định 139 ??????? nếu đúng ra tối đa chỉ có 10 người )
    Vấn đề thảo luận ở đây là việc bầu dồn phiếu theo các Bạn nhằm bảo vệ lợi ích của ai ?  :
    1- Cổ đông nhỏ
    2- Cổ đông vừa vừa
    3- cổ đông lớn
     
    Báo quản trị |  
  • #31259   31/03/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    thang_43 viết:
    Nghị định 139/2007/NĐ-CP có quy định rõ tỷ lệ nắm giữ cổ phần bao nhiêu mới được đề cử thành viên HĐQT mà . Theo đó cứ mỗi 10% vốn điều lệ được đề cử tương đương 1 ứng viên . Vì vậy số lượng ứng viên không thể lên tới hàng ngìn như Bạn ntdieu nghĩ đâu . Tối đa có thể là 10 người ( nhưng điều 109 luật DN 2005 lại quy định không quá 11 người . liệu có mâu thuẫn với hướng dẫn thi hành của nghị định 139 ??????? nếu đúng ra tối đa chỉ có 10 người )
    Vấn đề thảo luận ở đây là việc bầu dồn phiếu theo các Bạn nhằm bảo vệ lợi ích của ai ?  :
    1- Cổ đông nhỏ
    2- Cổ đông vừa vừa
    3- cổ đông lớn


    Bạn thang_43 không chịu đọc kỹ câu trả lời của mình. Ở đây mình đang trả lời câu hỏi của bạn về việc "tại sao phải bầu dồn phiếu".
    Trường hợp nếu như không bầu dồn phiếu thì số ứng viên có thể lên tới hàng nghìn, còn thực tế thì chuyện đó không xảy ra nhờ có quy định trong ND 139/2007. Bạn đã biết rõ như vậy còn đặt câu hỏi làm gì ???
     
    Báo quản trị |  
  • #31337   12/04/2009

    trantuan61
    trantuan61

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 260
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 7 lần


    Xin hỏi về:V/v tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên nếu xét thấy chưa cần tổ chức họp?

    Công ty tôi là công ty cổ phần mới thành lập được 1 năm, đặc điểm của Công ty là thành lập công ty sau đó mới đầu tư xây dựng nhà máy và số cổ đông là trên 1000. Sau 1 năm hoạt động xét thấy việc tổ chức họp Đại hôi đồng cổ đông chưa thực sự cần thiết và sẽ không hiệu quả.

    - Nếu HĐQT quyết định sẽ không triệu tập họp ĐHĐCĐ thì có đúng luật hay không?

    - Nếu không triệu tập họp thì cần thiết phải làm những thủ tục gì?

    Mong tư vấn giúp đỡ xin chân thành cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #31338   11/04/2009

    quoc007
    quoc007
    Top 500
    Male
    Chồi

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2008
    Tổng số bài viết (247)
    Số điểm: 1262
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Trao đổi thêm
    1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường; ít nhất mỗi năm họp một lần. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.

    2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. K1,2 Đ 97 Luật DN2005

    3. Công ty cổ phần phải gửi báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan. K1 Đ129 Luật DN 2005.
    Với những quy định rõ ràng như vậy thì tôi nghĩ Cty bạn biết cần phải làm gì!
    Thân chào !

     
    Báo quản trị |  
  • #31339   12/04/2009

    lsductin
    lsductin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2009
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Một vài ý trao đổi cùng bạn

    Chào bạn!

    Về vấn đề bạn hỏi, tôi xin có một số ý kiến trao đổi cùng bạn như sau:

    Thứ nhất: Về việc tổ chức ĐHĐCĐ, theo quy định của Luật DN năm 2005 thì DN của bạn phải tiến hành tổ chức ĐHĐCĐ thường niên mỗi năm 1 lần mà nó không phụ thuộc vào việc DN của bạn mới thành lập hay đã thành lập lâu rồi và đương nhiên nó cũng không phụ thuộc vào số lượng cổ đông hiện nay của DN bạn là bao nhiêu (vấn đề này đã được bạn Văn Quốc viện dẫn các căn cứ pháp lý rất rõ).

    Thứ hai: Như thông tin bạn đã đưa (số lượng cổ đông của DN bạn hiện nay trên 1.000 cổ đông), do đó DN của bạn đương nhiên trở thành công ty đại chúng theo quy định của Pháp luật chứng khoán. Vì vậy, ngoài việc bạn quan tâm đến việc tổ chức ĐHĐCĐ, DN của bạn cần phải quan tâm và tuân thủ các quy định của pháp luật chứng khoán, đặc biệt là trong công tác công bố thông tin theo quy định tại thông tư 38/2007/TT-BTC.

    Chúc bạn sức khỏe và thành đạt.

    Nếu cần trao đổi thêm bạn có thể liên hệ:

    Đức Tín, DĐ: 0917 863 263, Email: lsductin@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #31368   14/04/2009

    hoaianhphan
    hoaianhphan

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền đại hội đồng cổ đông quyết định có được sử dụng bằng hình thức lấy ý kiến không ?

    Tôi xin hỏi trong Cty cổ phần, tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của đại hội đồng cổ đông thì nếu không tổ chức đại hội được có thể sử dụng bằng hình thức lấy ý kiến được không ? ( Ví dụ tăng vốn điều lệ, phân chia cổ tức, sửa đổi điều lệ ... Bởi vì thực tế đại hội đồng cổ đông không phải lúc nào cũng triệu tập họp được trong khi những vấn đề phát sinh cần phải xử lý ngay )
    Xin chân thành cảm ơn ./.

     
    Báo quản trị |  
  • #31369   14/04/2009

    Nguyentrilac
    Nguyentrilac
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (288)
    Số điểm: 1370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Chào bạn

    Các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ có thể được thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản theo thủ tục quy định tại điều 105 Luật Doanh nghiệp.

    Riêng đối với các vấn đề sau nếu điều lệ Công Ty không quy định được phép lấy ý kiến bằng văn bản thì phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
    a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
    b) Thông qua định hướng phát triển công ty;
    c) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
    d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
    đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
    e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
    g) Tổ chức lại, giải thể công ty.

     
    Báo quản trị |  
  • #31462   28/04/2009

    harukakoga
    harukakoga

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    công ty cổ phần

    Xin luật sư hãy giúp cháu giải quyết các tình huống về công ty cổ phần(CTCP)

    Ngày 20/4/2008, CTCP A tiến hành họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ); cuộc họp được tổ chức đúng theo thủ tục luật định và theo đúng điều lệ cty. Cụ thể số cổ đông(CĐ) dự họp cho đại diện 90%  số cổ phiếu ( CP) có quyền biêu quyết. Sau 1 ngày làm việc, đến 8 giờ tối ĐHCĐ bầu được 4/5 số thành viên hội đông quản trị(HĐQT); 2/3 số thành viên BKS. tất cả việc bầu cử diễn ra hợp lệ. Do đã quá muộn, ĐHĐCĐ nhất trí sẽ họp tiếp vào ngày 27/4/2008. Đúng 9 giờ sang ngày 27/04/2008, ĐHĐCĐ của cty A họp tiếp. Tại cuộc họp này, một số CĐ( Chiếm số 15% tổng số cổ phiếu  có quyền biểu quyết) đã đề nghị bổ sung một số nội dung mới  vào cuộc họp, ngưng chủ tịch HĐQT không chấp nhận.Sau khi bị từ chối, 15 CĐ của công ty bỏ phiếu ra về ,do đó số cổ đông dự họp chỉ còn 55,6% số CP có quyền biểu quyết. ĐHĐCĐ tiếp tục họp và đã bẩu bổ sung thành viên HĐQT va BKS cong lại với tye lệ 95% tổn số phiếu của số thành viên còn lại dự họp chấp thuận. Tuy nhiên tính theo danh sách sổ đông dự họp lúc đầu chỉ co 52% chấp thuận. Số CĐ đã bỏ ra về không đồng ý kết quả cuộc họp và đã khởi kiện yêu cầu TAND giải quyết .

    Vậy xin hỏi luật sư là giải quyết vấn đề trên theo luật doanh nghiệp sẽ như thế nào ạ?
    Làm ơn giúp cháu nhe!

    Cháu xin chân thành cảm ơn

    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen vào lúc 03/05/2009 09:40:16
     
    Báo quản trị |  
  • #31463   28/04/2009

    VPLS_HuynhDucHuu
    VPLS_HuynhDucHuu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Chao ban,

    Qua thông tin trình bay của ban, tôi có ý kiến như sau:

    1 - Về đề nghị bổ sung nội dung mới vào cuộc họp
    Để có thể đưa ra kết luận về một sổ CĐ(chiếm 15% số phiếu biểu quyết) đề nghị một số nội dung mới vào cuộc họp có hợp lệ hay không? Chúng ta cần xem xét Điều lệ của Công ty cổ phần A để xem có quy định nào quy định về quyền bổ sung nội dung mới vào cuộc họp khác với quy định của Luật doanh nghiệp 2005 không? Nếu không có quy định nào quy đinh khác so với  Điều 99 của Luật Doanh nghiệp, thì số CĐ(chiếm 15% số phiếu biểu quyết) đề nghị một số nội dung mới vào cuộc họp là không hợp lệ, và việc Chủ tịch HĐQT từ  chối là hợp lệ.


    2 - ĐHĐCĐ bầu bổ sung thành viên HĐQT và BKS
    Việc ĐHĐCĐ bầu bổ sung thành viên HĐQT và BKS, khi số CĐ(chiếm 15% số phiếu biểu quyết) bỏ ra về, có hợp lệ không? Căn cứ theo Khoản 1, Điều 102 của Luật Doanh nghiệp, việc ĐHĐCĐ tiếp tục họp và bầu bổ sung thành viên HĐQT và BKS là không hợp lệ, vì số CĐ tham dự cuộc họp đầu tiên trong ngày 27/4/2008 chỉ chiểm 55,6% số cổ phần biểu quyết.

    Như vậy, số CĐ bỏ ra về và khởi kiện tại TAND để yêu cầu giải quyết  hủy bỏ kết quả cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 27/4/2008 là hoàn toàn hợp pháp.


    Trên đây là ý kiến của tôi, mong rằng nó sẽ thỏa mạn được câu hỏi của ban.
    Chúc bạn thành công,

    Luat su Huỳnh Đức Hữu



     
    Báo quản trị |  
  • #31672   03/06/2009

    VIETRANSTIMEX
    VIETRANSTIMEX

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2009
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Đại hội đồng cổ đông

    Tôi là cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần (hình thành từ cổ phần hóa DNNN). Tháng 10/2006 tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập công ty và đăng ký kinh doanh. Điều lệ công ty quy định nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát là 3 năm. Đại hội bầu HĐQT và BKS, Nghị quyết Đại hội cổ đông ghi rõ nhiệm kỳ của HĐQT và BKS là năm 2006 - 2008. Đến nay, công ty chuẩn bị tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2009, một số thành viên HĐQT cho rằng nhiệm kỳ của HĐQT, BKS chưa đủ 3 năm (tính theo niên độ tài chính) và cho rằng đến Đại hội cổ đông thường niên năm 2010 mới bầu lại HĐQT, BKS. Hỏi: trong trường hợp này thì Đại hội cổ đông năm 2009 hay Đại hội cổ đông năm 2010 phải bầu lại nhiệm kỳ của HĐQT, BKS. Xin chân thành cảm ơn./.
     
    Báo quản trị |  
  • #31673   03/06/2009

    caoanh
    caoanh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đại hội đồng cổ đông

    Theo như những thông tin bạn nêu (ĐHĐCĐ thành lập tháng 10/2006) thì tôi  đoán có thể Công ty đã đăng ký kinh doanh vào tháng 11/2006 và công bố chính thức hoạt động dưới hình thức là Công ty Cổ phần từ 01/01/2007 (để thuận tiện cho việc chốt thời điểm quyết toán giai đoạn DNNN - một yêu cầu bắt buộc của mọi công ty cổ phần hóa từ DNNN - và phù hợp với niên độ tài chính), nếu vậy thì bạn thấy ngay là  phải đến năm 2010 Công ty này mới phải bầu lại HĐQT và Ban KS cho nhiệm kỳ mới !
    Bạn cần lưu ý rằng mặc dù thời điểm tiến hành ĐHĐCĐ diễn ra vào năm 2010 nhưng thực tế nội dung của ĐH lại là đánh giá hoạt động năm 2009 và tổng kết 3 năm suốt nhiệm kỳ của HĐQT.


     
    Báo quản trị |  
  • #31703   20/06/2009

    Phanvannam
    Phanvannam

    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:25/05/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đề cử người vào thành viên Hội đồng quản trị

    Căn cứ khoản 3 điều 17 Nghị định 139/2007 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật doanh nghiệp thì: "Trường hợp số lượng ứng cử viên được cổ đông , nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát hoặc cổ đông khác đề cử". Vậy tôi xin hỏi Luật sư Cổ đông khác ở đây (tôi đã in đậm) có cần phải đủ điều kiện theo qui định mới được đề cử không? Ví dụ: phải sở hữu 10% đến dưới 20% tổng số cổ phần mới được đề cử một ứng cử viên.

    Xin trân trọng cám ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #31704   20/06/2009

    MTAThu
    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Chào bạn Phanvannam
    Cái này ko có quy định nào giải thích. Nhưng Cổ đông khác trong ngữ cảnh này nên được hiểu là 1 cổ đông sở hữu từ 1 đến dưới 10% cổ phần có quyền biểu quyết và không nằm trong trường hợp đã tham gia nhóm cổ đông.
     
    Báo quản trị |  
  • #32314   12/10/2009

    trietnguyen39
    trietnguyen39

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mong nhận được tư vấn

    Nhờ tư vấn trường hợp sau:
    Cty cổ phần X gồm 6 cổ đông: A,B,C,D,E,F
    A là đại diện cho cty Y góp vốn vào cty X, tỷ lệ góp vốn 17%. B là vợ của A, tỷ lệ góp vốn 13%. C có tỷ lệ 25%,D có tỷ lệ 25%,E có tỷ lệ 10%,F có tỷ lệ 10%. B,C,D,E,F tham gia góp vốn với tư cách cá nhân.

    A là chủ tịch HĐQT, theo bản điều lệ cty thì trong trường hợp tỷ lệ góp vốn của A chỉ còn 15% thì A vẫn là chủ tịch HĐQT.
    Cũng theo bản điều lệ: quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất là 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận ( theo luật doanh nghiệp 2005 ở điểm a khoản 3 điều 104 là 65% )

    Trong mọi trường hợp triệu tập cuộc họp, A & B đều tham gia đầy đủ.

    Nay xin được tư vấn giúp ĐHĐCĐ có thể thay đổi, bổ sung điều lệ.
    Xin cám ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #32315   12/10/2009

    Nguyentrilac
    Nguyentrilac
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (288)
    Số điểm: 1370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Chào bạn
    Bạn cần cung cấp thêm cho tôi bản điều lệ DN thì mới có thể tư vấn đầy đủ cho bạn được.
    Với những thông tin sơ lược bạn nêu thì chỉ có thể nói rằng :
    - Nếu đây là bản điều lệ hợp pháp (không có quy định nào trái luật) thì ĐHĐCĐ rất khó sửa đổi điều lệ khi tỉ lệ biểu quyết để sửa đổi điều lệ là 75% trong khi A & B đã nắm 30%.
    - Hội đồng QT và chủ tịch HĐQT theo quy định là những chức danh được bầu theo nhiệm kỳ. Nếu hết nhiệm kỳ ĐHĐCĐ ông A không đạt được tỉ lệ biểu quyết 75% thì không thể tiếp tục làm chủ tịch HĐQT. Điều này dễ sảy ra vì A & B chỉ có 30%

     
    Báo quản trị |  
  • #32506   14/01/2010

    daochaubau2003
    daochaubau2003

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2009
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    xin hỏi về lợi ích cổ đông thiểu số,tôi có thể xem nó là một phần trong vốn chủ sở hữu được không

    xin cho tôi hỏi về lợi ích cổ đông thiểu số ,các  quyền của nó và liệu tôi có thể xem nó là một phần của vốn chủ sở hữu được không
     
    Báo quản trị |