VƯỚNG MẮC TRONG XÁC ĐỊNH TỘI DANH

Chủ đề   RSS   
  • #448243 27/02/2017

    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    VƯỚNG MẮC TRONG XÁC ĐỊNH TỘI DANH

    Chào mọi người. Em có thắc mắc mong mọi người giải đáp giúp em với ạ.

    Đối với tội hủy hoại tài sản và tội cố ý làm hư hỏng tài sản thì tùy vào tinh chất thiệt hại của tài sản và giá trị để định tội danh. Tuy nhiên trong trường hợp người thực hiện hành vi khi tấn công gây thiệt hại tài sản cho người khác mà người bị thiệt hại có nhiều tài sản bị gây thiệt hại nhưng có tài sản chỉ bị hư hỏng, có tài sản thì bị tiêu huỷ hoàn toàn’ cũng có trường hợp nhiều tài sản mà giá trị tài sản bị thiệt hại lại khác nhau có tài sản giá trị bị thiệt hại ít hơn hai triệu đồng nhưng có tài sản lại có giá trị lớn hơn hai triệu đồng. Vậy trong trường hợp này việc định tội danh sẽ như thế nào.

    Ví dụ: Một người đập phá tài sản của người khác, tổng thiệt hại xác định chung là 2.500.000 đồng nhưng phần tài sản bị huỷ hoại là 2.150.000 đồng và phần tài sản bị hư hỏng 450.000 đồng. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự vể tội hủy hoại tài sản với giá trị thiệt hại là 2150000 đồng còn phần còn lại không đủ cấu thành tội phạm riêng lẻ khác.

    Em cảm ơn mọi người rất nhiều.

     
    9916 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #448366   01/03/2017

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Chào bạn! Vấn đề của bạn tôi xin trả lời như sau:

    Trong trường hợp như bạn nói, nếu cả hai hành vừa làm hư hỏng, vừa hủy hoại tài sản đủ để truy cứu TNHS thì tội danh sẽ là tội "hủy hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản".

    Tuy nhiên cũng cần lưu ý: trong trường hợp tài sản vừa hư hỏng hoàn toàn hoặc hư hỏng 1 phần mà trong đó tài sản hủy hoại đủ xử lý, tài sản hư hỏng không đủ xử lý thì cần xem xét thu hút về một tội nếu hai hành vi vừa làm hư hỏng, vừa hủy hoại được thực hiện đồng thời. Và cũng cần xem xét mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi là hướng tới để làm hư hỏng hay hủy hoại tài sản.

    Ví dụ: Do bực tức nên khi tới nhà B, thấy không ai ở nhà, thấy có 02 chiếc xe máy dựng ở sân. A đã dùng búa đập hai chiếc xe trên. Sau khi đập nát toàn bộ chiếc xe thứ nhất, đến chiếc xe thứ hai khi mới đập được hai nhát thì B về thấy vậy đã ngăn chặn kịp thời. Giám định chiếc xe thứ 1 bị hư hỏng hoàn toàn, giá trị 5.000.000 VNĐ. Chiếc xe thứ hai hư hỏng 01 phần, phần hư hỏng trị giá 1.500.000 VNĐ. Trong trường hợp này sẽ thu hút về 1 tội hủy hoại tài sản với tổng giá trị là 6.500.000 VNĐ.

    Nhưng cũng với hành vi trên, được thực hiện ở 2 ngày khác nhau thì chỉ xử lý HS với giá trị 5.000.000 VNĐ. còn hành vi làm hư hỏng 1.500.000 VNĐ sẽ xử lý hành chính.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    tranglaw049 (02/03/2017)
  • #448451   01/03/2017

    chulinhcan
    chulinhcan

    Male
    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2013
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Chào các anh chị!

    Tôi muốn góp ý một chút xíu vì có lẽ các anh chị đã nhầm lẫn mất rồi.

    Trong Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Bộ luật hình sự năm 2015 đều không có điều luật mang tên là "Tội hủy hoại tài sản", "Tội cố ý làm hư hỏng tài sản" và cũng không có "Tội hủy hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản". Mà chỉ có điều luật mang tên là "Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản". Theo BLHS 1999 quy định tại Điều 143 và BLHS 2015 là Điều 178.

    Như vậy, chỉ cần nhìn vào nội dung điều luật thì đã rõ vì hành vi bị BLHS điều chỉnh ở đây là "hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác".

    "Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (BLHS 1999)

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. ..."

    "Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (BLHS 2015)

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; ...."

    Chúc mọi người vui vẻ và thành công!

    Luật gia Võ Quốc Trị - Email: voquoctri84@gmail.com. Phone: 0903621658

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chulinhcan vì bài viết hữu ích
    thangcodb (01/03/2017)
  • #448461   01/03/2017

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Chào bạn chulinhcan

    Cảm ơn sự phản hồi của bạn. Vấn đề bạn nói tôi công nhận với bạn là không có điều luật nào quy định tội hủy hoại tài sản riêng hay tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Nhưng cần hiểu Điều 143 BLHS là điều luật quy định tội ghép. Nghĩa là 1 điều luật quy định hai tội. Hoặc là tội hủy hoại tài sản. Hoặc là tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Khi định tội danh người ta chỉ định tội một là tội hủy hoại tài sản hoặc là tội cố ý làm hư hỏng chứ không ai định tội là "tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản". Lấy ví dụ đơn giản và phổ biến nhất là Điều 194 BLHS quy định "Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy". Điều này quy định ghép của 3 tội "tội tàng trữ trái phép chất ma túy", "tội mua bán trái phép", "tội vận chuyển trái phép chất ma túy". Khi một người thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy thì chỉ định tội là tội mua bán trái phép chất ma túy chứ ko định tội là "tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy". Trân trọng cùng trao đổi với bạn!

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #483280   25/01/2018

    canhsathinhsud19s
    canhsathinhsud19s

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công nhận về thực tế luật

    Do đây là tội danh ghép cần hiểu nghĩa là 1 hủy hoại "HOẶC" là 2 cố ý làm hư hỏng nên nếu có trường hợp người vừa có hành vi 1 vừa có hành vi 2 nhưng khi định giá cả hai thì ko thể cộng chung vào được. Cũng giống trường hợp của các tội về ma túy như tàng trữ hoặc vận chuyển nhưng nếu 2 tội riêng biệt dưới mức xử lý thì đâu có cộng chung vào mà xử 2 tội được. Thứ hai nữa là do nguyên tắc có lợi cho bị can nên khi điều luật đã ko rõ nghĩa hoặc hiểu theo nghĩa nào cũng được thì phải áp dụng có lợi cho bị can. Nếu rõ hơn thì cần có hướng dẫn dưới luật chứ ở địa phương các nơi ko ai dám xử lý như bạn đầu tiên nêu
     
    Báo quản trị |