PHÙNG VĂN HOÀNG (Tòa án quân sự khu vực, Quân khu 1) - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng tại Tòa án cũng như nghiên cứu các bài viết mà các tác giả khác đã trình bày, tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Khoản 1 Điều 51 BLHS quy định 22 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (THHS) áp dụng đối với người phạm tội và khoản 2 quy định “Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án”. Một số tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định của BLHS khi áp dụng trong các vụ án cụ thể còn có nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến áp dụng pháp luật mang tính tùy nghi, không thống nhất.
1.Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả (điểm b khoản 1 Điều 51)
Đây là trường hợp người phạm tội đã gây ra thiệt hại, tức là thiệt hại đã thực tế xảy ra nhưng đã sửa chữa, bồi thường những thiệt hại do mình gây ra cho bên bị thiệt hại hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả của tội phạm. Đối với tình tiết này có 03 khái niệm khác nhau với ba tình tiết tiết giảm nhẹ nhưng tính chất của các tình tiết này gần giống nhau về bản chất nên được quy định trong cùng một điểm.
Sửa chữa là chữa lại những cái bị hư hỏng. Ví dụ: Chữa lại chiếc xe bị hỏng, lợp lại mái nhà bị vỡ ngói, chữa lại chiếc bàn, chiếc ghế bị gãy chân, đắp lại một đoạn đê bị đào phá…. .[1]
Bồi thường là đền bù lại những thiệt hại mà mình đã gây ra cho người khác. Ví dụ: Bồi thường thiệt hại trong vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ hoặc bồi thường trong vụ án cố ý gây thương tích; trộm cắp tài sản …
Khắc phục hậu quả là khắc phục những thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp do hành vi phạm tội gây nên mà những thiệt hại này không thể bồi thường hay sửa chữa được. Ví dụ: Vụ án giết người dẫn đến cả hai vợ chống chết để lại con nhỏ, bố mẹ già không ai nuôi dưỡng chăm sóc. Nếu người phạm tội tự nguyện khắc phục những hậu quả đó thì được coi là tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, không phải khắc phục hết mọi hậu quả đó thì mới được coi là tình tiết giảm nhẹ mà có thể người phạm tội chỉ khắc phục được một hoặc một số hậu quả cũng có thể coi là tình tiết giảm nhẹ, khắc phục càng nhiều thì được giảm nhẹ càng nhiều.
Vướng mắc, bất cập khi áp dụng tình tiết này: Điều luật không quy định mức độ sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả là bao nhiêu, toàn bộ hay một phần. Nhưng qua thực tiễn xét xử, Tòa án vẫn coi trường hợp người phạm tội chỉ sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả một phần là tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cho rằng bồi thường một phần dù nhỏ vẫn áp dụng tình tiết này; có quan điểm lại cho rằng phải bồi thường đáng kể mới áp dụng tình tiết này; lại có quan điểm cho rằng nếu bị cáo đã bán hết tài sản nhưng cũng chỉ bồi thường được một phần rất nhỏ so với hậu quả xảy ra thì cũng phải áp dụng. Trên thực tế hiện nay nhiều vụ án gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng, như vậy nếu bị cáo bồi thường vài triệu mà được áp dụng điểm b thì có thỏa đáng không. Vấn đề này còn phải tùy thuộc vào mức hiệt hại, khả năng kinh tế của bị cáo, nếu bị cáo đã bán hết tài sản để bồi thường được một phần rất nhỏ thì nên xem xét áp dụng tình tiết “ăn năn, hối cải” mà không áp dụng tình tiết bồi thường thì hợp lý hơn không. Có trường hợp tài sản trộm cắp đã được bị cáo trả lại sau khi chiếm đoạt, có quan điểm cho rằng đây không phải là tiền bồi thường nên không áp dụng tình tiết “tự nguyện bồi thường” là đúng, nên chăng áp dụng tình tiết “khắc phục hậu quả” cho bị cáo.[2]
Ngoài ra, nghiên cứu quy định của Bộ luật có thể nhận thấy, khi người phạm tội thực hiện toàn bộ các tình tiết “tự nguyện sửa chữa”, “bồi thường thiệt hại”, “khắc phục hậu quả” thì được coi là có 1 tình tiết giảm nhẹ hay coi là có 3 tình tiết giảm nhẹ. Vì đây là 3 hành động độc lập với nhau nên nếu chẳng hạn thực hiện một hành động như “ tự nguyện sửa chữa” thì có được coi là một tình tiết giảm nhẹ hay không? Hay đồng thời phải thực hiện cả 3 hành động trên mới được tính là một tình tiết giảm nhẹ. Thực tiễn áp dụng tại các Tòa án trong vụ án cụ thể chỉ cần có một trong các tình tiết trên là đủ điều kiện áp dụng.
Người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại nhưng bồi thường vào thời điểm nào thì được Tòa án xem xét và chấp nhận ? Nếu bị cáo bồi thường tại giai đoạn xét xử phúc thẩm hoặc tại giai đoạn nghị án thì Tòa án có chấp nhận không? Theo quan điểm của tác giả, các trường hợp kể trên đều phải ghi nhận là họ đã tự nguyện bồi thường thiệt hại.
2.Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn (điểm h khoản 1 Điều 51).
Chưa gây thiệt hại là hậu quả vật chất do hành vi phạm tội chưa xảy ra. Ví dụ: Giết người mà người đó không chết, trộm cắp nhưng chưa lấy được tài sản, hiếp dâm nhưng chưa giao cấu với người bị hại …
Gây thiệt hại không lớn tức là đã có thiệt hại xảy ra nhưng thiệt hại đó không nghiêm trọng so với mức bình thường. Ví dụ: Giết người, nhưng nạn nhân chỉ bị thương nhẹ.
Chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn nằm ngoài ý thức chủ quan của bị cáo. Khác với tình tiết “tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại” có yếu tố tác động của người phạm tội , ở tình tiết này, bị cáo hoàn toàn không có hành động ngăn chặn để làm cho thiệt hại không xảy ra hoặc xảy ra thiệt hại không lớn. Ví dụ: A định giết B nên đã bỏ thuốc độc vào nồi cơm nhà B, nhưng B nghi cơm có chất độc không ăn, B không chết là ngoài ý muốn của A. A phạm tội trong trường hợp chưa gây thiệt hại.
Trong thực tiễn áp dụng nảy sinh các vấn đề như sau: Thiệt hại bao nhiêu được coi là thiệt hại không lớn? Theo quan điểm của tác giả thì cần phải quy định rõ mức gây thiệt hại không lớn là không quá bao nhiêu phần trăm để dễ áp dụng.
3.Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình gây ra (điểm g khoản 1 Điều 51).
Hoàn cảnh khó khăn có thể là do thiên tai, địch họa, do dịch bệnh hoặc do nguyên nhân khác. Mức độ khó khăn phải là đặc biệt. Ở nước ta, những thiệt hại do bão lụt, do chiến sự, do hỏa hoạn, bệnh dịch gây ra là những khó khăn đặc biệt. Những khó khăn đó phải rơi vào hoàn cảnh của người phạm tội chứ không phải ở địa phương của họ.
Ví dụ: A đưa mẹ ra Hà Nội chữa bệnh hiểm nghèo, ra đến bến xe bị kẻ gian móc túi lấy hết tiền, lúc này để có tiền đưa mẹ đi vào bệnh viện khám chữa bệnh A đã nhận bốc vác hàng ra khỏi ga cho đối tượng tên D nhưng trong bao đó là hàng cấm. Khi qua cửa ga bị phát hiện thu giữ, trong trường hợp này A có hành vi giúp người khác buôn bán hàng cấm nhưng A phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình gây ra.[3]
Câu hỏi đặt ra trong thực tiễn là việc xác định được coi là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn khá trừu tượng và khó áp dụng? Có những bản án coi hoàn cảnh gia đình bị cáo nghèo, đông con là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhận định như vậy thì mọi bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn mặc nhiên là có một tình tiết giảm nhẹ khi phạm tội. Điều đó là không hợp lý, bởi vì có những gia đình cũng có hoàn cảnh khó khăn như vậy sao họ lại không phạm tội, việc phạm tội đó là do quyết định bởi mỗi người không thể đổ cho hoàn cảnh được. Cách hiểu như vậy là chưa chính xác. Cần phải đề cập đến việc quy định hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở đây là như thế nào, quy định các trường hợp cụ thể để minh họa.
4.Người phạm tội là phụ nữ có thai (điểm n khoản 1 Điều 51).
Trên tinh thần nhân đạo, xuất phát từ chính sách bảo vệ bà mẹ và trẻ em, BLHS coi người phụ nữ lúc phạm tội đang có thai là một trường hợp được giảm nhẹ. Việc có thai hay không, bản thân người phạm tội phải chứng minh; Cơ quan điều tra, truy tố khi lập hồ sơ cần phải thu thập tài liệu để xác định tình trạng lúc phạm tội của bị cáo có thai hay không. Nếu tại phiên tòa, bị cáo mới khai là lúc phạm tội đang có thai và xuất trình đủ tài liệu chứng minh, Tòa án vẫn có thể chấp nhận.
Do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên khi áp dụng tình tiết này, nhiều Thẩm phán vẫn băn khoăn về việc áp dụng tình tiết này vào thời điểm phạm tội hay từ khi phạm tội đến khi xét xử
Bài viết “Có thai khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú, có được hưởng tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là phụ nữ có thai” ? của tác giả Đỗ Thành Thắng (Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân) đăng trên Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân ngày 16/6/2020[4] đã nêu vụ án cả hai bị can (đều là nữ) trong vụ án bị truy tố về tội “Đua xe trái phép”, bị Toà án quyết định tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” như VKSND đã áp dụng trước đó. Trong thời gian này, A và B đã có thai. Ngày đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm thì bị cáo A đang mang thai, bị cáo B đã bị sảy thai. Có áp dụng tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là phụ nữ có thai” cho A và B hay không? Chỉ áp dụng cho A hay cả B? Có ba quan điểm khác nhau.
Theo dõi các bài viết trao đổi về tình huống trên, người viết đồng tình với quan điểm thứ hai “A được hưởng tình tiết giảm nhẹ người phạm tội là phụ nữ có thai” của tác giả Đặng Duy Thanh (VKSND thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) lập luận. Cụ thể: Theo hướng dẫn tại tại tiết 9, mục I Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 về kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử của TANDTC quy định đối với tình tiết “người phạm tội là phụ nữ có thai” theo quy định tại điểm n, khoản 1, Điều 51 BLHS thì không phân biệt người phạm tội là phụ nữ có thai tại thời điểm phạm tội hay trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trường hợp sau khi bị khởi tố bị cáo mới có thai thì Tòa án vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội là phụ nữ có thai” đối với bị cáo. Đối với trường hợp của bị cáo B sau khi bị khởi tố B đã mang thai, nhưng đến ngày xét xử thì B đã xảy thai thì có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trên hay không thì để được hưởng tình tiết này thì điều kiện cần và đủ là người phạm tội phải là phụ nữ có thai, vì vậy trước khi tuyên án, nếu bị can, bị cáo đã mang thai và đến ngày xét xử thì sẽ được hưởng tình tiết này khi tuyên án và ngược lại, vào thời điểm áp dụng bị can, bị cáo đã sảy thai thì mặc nhiên không thể xem là phụ nữ có thai để áp dụng tình tiết này.[5]
Như vậy,hướng dẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ này mới chỉ dừng ở giải đáp vướng mắc của TANDTC, để áp dụng pháp luật thống nhất, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
* Kiến nghị
Nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật có tính thống nhất, nghiêm minh, đúng với chính sách nhân đạo của Nhà nước là bảo đảm lợi ích tốt nhất của người phạm tội, trừng trị nhưng vẫn có chính sách khoan hồng, hạn chế áp dụng pháp luật mang tính tùy nghi, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể áp dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 và làm rõ các vấn đề như: Xác định như thế nào để được coi là gây thiệt hại không lớn tại điểm h; hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (điểm g); có thai nhưng khi xét xử bị xảy thai thì có được áp dụng giảm nhẹ không? (điểm n)….
[1] Xem Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 phần thứ nhất “Những quy định chung” – Tác giả Đinh Văn Quế (nguyên thành viên Hội đồng Thẩm phán, Chánh Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao).
[2] Xem bài viết: Một số vướng mắc trong việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự tại trang web: http://toaandaklak.gov.vn/trao-doi-nghiep-vu/mot-so-vuong-mac-trong-viec-ap-dung-cac-tinh-tiet-giam-nhe-va-tang-nang-trach-nhiem-hinh-su-5065.html
[3] Xem Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 phần thứ nhất “Những quy định chung” – Tác giả Đinh Văn Quế (nguyên thành viên Hội đồng Thẩm phán, Chánh Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao).
[4] Xem bài viết: Có thai khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú, có được hưởng tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là phụ nữ có thai” ? của tác giả Đỗ Thành Thắng (Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân) tại trang web: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/co-thai-khi-bi-cam-di-khoi-noi-cu-tru-co-duoc-huong-tinh-tiet-giam-nhe-nguoi-pham-toi-la-phu-nu-co-thai
[5] Xem bài viết “A được hưởng tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội là phụ nữ có thai” của tác giả Đặng Duy Thanh (VKSND thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) tại trang web: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/a-duoc-huong-tinh-tiet-giam-nhe-nguoi-pham-toi-la-phu-nu-co-thai
Theo Tạp chí tòa án
PHÙNG VĂN HOÀNG (Tòa án quân sự khu vực, Quân khu 1) - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng tại Tòa án cũng như nghiên cứu các bài viết mà các tác giả khác đã trình bày, tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Khoản 1 Điều 51 BLHS quy định 22 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (THHS) áp dụng đối với người phạm tội và khoản 2 quy định “Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án”. Một số tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định của BLHS khi áp dụng trong các vụ án cụ thể còn có nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến áp dụng pháp luật mang tính tùy nghi, không thống nhất.
1.Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả (điểm b khoản 1 Điều 51)
Đây là trường hợp người phạm tội đã gây ra thiệt hại, tức là thiệt hại đã thực tế xảy ra nhưng đã sửa chữa, bồi thường những thiệt hại do mình gây ra cho bên bị thiệt hại hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả của tội phạm. Đối với tình tiết này có 03 khái niệm khác nhau với ba tình tiết tiết giảm nhẹ nhưng tính chất của các tình tiết này gần giống nhau về bản chất nên được quy định trong cùng một điểm.
Sửa chữa là chữa lại những cái bị hư hỏng. Ví dụ: Chữa lại chiếc xe bị hỏng, lợp lại mái nhà bị vỡ ngói, chữa lại chiếc bàn, chiếc ghế bị gãy chân, đắp lại một đoạn đê bị đào phá…. .[1]
Bồi thường là đền bù lại những thiệt hại mà mình đã gây ra cho người khác. Ví dụ: Bồi thường thiệt hại trong vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ hoặc bồi thường trong vụ án cố ý gây thương tích; trộm cắp tài sản …
Khắc phục hậu quả là khắc phục những thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp do hành vi phạm tội gây nên mà những thiệt hại này không thể bồi thường hay sửa chữa được. Ví dụ: Vụ án giết người dẫn đến cả hai vợ chống chết để lại con nhỏ, bố mẹ già không ai nuôi dưỡng chăm sóc. Nếu người phạm tội tự nguyện khắc phục những hậu quả đó thì được coi là tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, không phải khắc phục hết mọi hậu quả đó thì mới được coi là tình tiết giảm nhẹ mà có thể người phạm tội chỉ khắc phục được một hoặc một số hậu quả cũng có thể coi là tình tiết giảm nhẹ, khắc phục càng nhiều thì được giảm nhẹ càng nhiều.
Vướng mắc, bất cập khi áp dụng tình tiết này: Điều luật không quy định mức độ sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả là bao nhiêu, toàn bộ hay một phần. Nhưng qua thực tiễn xét xử, Tòa án vẫn coi trường hợp người phạm tội chỉ sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả một phần là tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cho rằng bồi thường một phần dù nhỏ vẫn áp dụng tình tiết này; có quan điểm lại cho rằng phải bồi thường đáng kể mới áp dụng tình tiết này; lại có quan điểm cho rằng nếu bị cáo đã bán hết tài sản nhưng cũng chỉ bồi thường được một phần rất nhỏ so với hậu quả xảy ra thì cũng phải áp dụng. Trên thực tế hiện nay nhiều vụ án gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng, như vậy nếu bị cáo bồi thường vài triệu mà được áp dụng điểm b thì có thỏa đáng không. Vấn đề này còn phải tùy thuộc vào mức hiệt hại, khả năng kinh tế của bị cáo, nếu bị cáo đã bán hết tài sản để bồi thường được một phần rất nhỏ thì nên xem xét áp dụng tình tiết “ăn năn, hối cải” mà không áp dụng tình tiết bồi thường thì hợp lý hơn không. Có trường hợp tài sản trộm cắp đã được bị cáo trả lại sau khi chiếm đoạt, có quan điểm cho rằng đây không phải là tiền bồi thường nên không áp dụng tình tiết “tự nguyện bồi thường” là đúng, nên chăng áp dụng tình tiết “khắc phục hậu quả” cho bị cáo.[2]
Ngoài ra, nghiên cứu quy định của Bộ luật có thể nhận thấy, khi người phạm tội thực hiện toàn bộ các tình tiết “tự nguyện sửa chữa”, “bồi thường thiệt hại”, “khắc phục hậu quả” thì được coi là có 1 tình tiết giảm nhẹ hay coi là có 3 tình tiết giảm nhẹ. Vì đây là 3 hành động độc lập với nhau nên nếu chẳng hạn thực hiện một hành động như “ tự nguyện sửa chữa” thì có được coi là một tình tiết giảm nhẹ hay không? Hay đồng thời phải thực hiện cả 3 hành động trên mới được tính là một tình tiết giảm nhẹ. Thực tiễn áp dụng tại các Tòa án trong vụ án cụ thể chỉ cần có một trong các tình tiết trên là đủ điều kiện áp dụng.
Người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại nhưng bồi thường vào thời điểm nào thì được Tòa án xem xét và chấp nhận ? Nếu bị cáo bồi thường tại giai đoạn xét xử phúc thẩm hoặc tại giai đoạn nghị án thì Tòa án có chấp nhận không? Theo quan điểm của tác giả, các trường hợp kể trên đều phải ghi nhận là họ đã tự nguyện bồi thường thiệt hại.
2.Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn (điểm h khoản 1 Điều 51).
Chưa gây thiệt hại là hậu quả vật chất do hành vi phạm tội chưa xảy ra. Ví dụ: Giết người mà người đó không chết, trộm cắp nhưng chưa lấy được tài sản, hiếp dâm nhưng chưa giao cấu với người bị hại …
Gây thiệt hại không lớn tức là đã có thiệt hại xảy ra nhưng thiệt hại đó không nghiêm trọng so với mức bình thường. Ví dụ: Giết người, nhưng nạn nhân chỉ bị thương nhẹ.
Chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn nằm ngoài ý thức chủ quan của bị cáo. Khác với tình tiết “tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại” có yếu tố tác động của người phạm tội , ở tình tiết này, bị cáo hoàn toàn không có hành động ngăn chặn để làm cho thiệt hại không xảy ra hoặc xảy ra thiệt hại không lớn. Ví dụ: A định giết B nên đã bỏ thuốc độc vào nồi cơm nhà B, nhưng B nghi cơm có chất độc không ăn, B không chết là ngoài ý muốn của A. A phạm tội trong trường hợp chưa gây thiệt hại.
Trong thực tiễn áp dụng nảy sinh các vấn đề như sau: Thiệt hại bao nhiêu được coi là thiệt hại không lớn? Theo quan điểm của tác giả thì cần phải quy định rõ mức gây thiệt hại không lớn là không quá bao nhiêu phần trăm để dễ áp dụng.
3.Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình gây ra (điểm g khoản 1 Điều 51).
Hoàn cảnh khó khăn có thể là do thiên tai, địch họa, do dịch bệnh hoặc do nguyên nhân khác. Mức độ khó khăn phải là đặc biệt. Ở nước ta, những thiệt hại do bão lụt, do chiến sự, do hỏa hoạn, bệnh dịch gây ra là những khó khăn đặc biệt. Những khó khăn đó phải rơi vào hoàn cảnh của người phạm tội chứ không phải ở địa phương của họ.
Ví dụ: A đưa mẹ ra Hà Nội chữa bệnh hiểm nghèo, ra đến bến xe bị kẻ gian móc túi lấy hết tiền, lúc này để có tiền đưa mẹ đi vào bệnh viện khám chữa bệnh A đã nhận bốc vác hàng ra khỏi ga cho đối tượng tên D nhưng trong bao đó là hàng cấm. Khi qua cửa ga bị phát hiện thu giữ, trong trường hợp này A có hành vi giúp người khác buôn bán hàng cấm nhưng A phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình gây ra.[3]
Câu hỏi đặt ra trong thực tiễn là việc xác định được coi là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn khá trừu tượng và khó áp dụng? Có những bản án coi hoàn cảnh gia đình bị cáo nghèo, đông con là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhận định như vậy thì mọi bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn mặc nhiên là có một tình tiết giảm nhẹ khi phạm tội. Điều đó là không hợp lý, bởi vì có những gia đình cũng có hoàn cảnh khó khăn như vậy sao họ lại không phạm tội, việc phạm tội đó là do quyết định bởi mỗi người không thể đổ cho hoàn cảnh được. Cách hiểu như vậy là chưa chính xác. Cần phải đề cập đến việc quy định hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở đây là như thế nào, quy định các trường hợp cụ thể để minh họa.
4.Người phạm tội là phụ nữ có thai (điểm n khoản 1 Điều 51).
Trên tinh thần nhân đạo, xuất phát từ chính sách bảo vệ bà mẹ và trẻ em, BLHS coi người phụ nữ lúc phạm tội đang có thai là một trường hợp được giảm nhẹ. Việc có thai hay không, bản thân người phạm tội phải chứng minh; Cơ quan điều tra, truy tố khi lập hồ sơ cần phải thu thập tài liệu để xác định tình trạng lúc phạm tội của bị cáo có thai hay không. Nếu tại phiên tòa, bị cáo mới khai là lúc phạm tội đang có thai và xuất trình đủ tài liệu chứng minh, Tòa án vẫn có thể chấp nhận.
Do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên khi áp dụng tình tiết này, nhiều Thẩm phán vẫn băn khoăn về việc áp dụng tình tiết này vào thời điểm phạm tội hay từ khi phạm tội đến khi xét xử
Bài viết “Có thai khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú, có được hưởng tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là phụ nữ có thai” ? của tác giả Đỗ Thành Thắng (Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân) đăng trên Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân ngày 16/6/2020[4] đã nêu vụ án cả hai bị can (đều là nữ) trong vụ án bị truy tố về tội “Đua xe trái phép”, bị Toà án quyết định tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” như VKSND đã áp dụng trước đó. Trong thời gian này, A và B đã có thai. Ngày đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm thì bị cáo A đang mang thai, bị cáo B đã bị sảy thai. Có áp dụng tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là phụ nữ có thai” cho A và B hay không? Chỉ áp dụng cho A hay cả B? Có ba quan điểm khác nhau.
Theo dõi các bài viết trao đổi về tình huống trên, người viết đồng tình với quan điểm thứ hai “A được hưởng tình tiết giảm nhẹ người phạm tội là phụ nữ có thai” của tác giả Đặng Duy Thanh (VKSND thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) lập luận. Cụ thể: Theo hướng dẫn tại tại tiết 9, mục I Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 về kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử của TANDTC quy định đối với tình tiết “người phạm tội là phụ nữ có thai” theo quy định tại điểm n, khoản 1, Điều 51 BLHS thì không phân biệt người phạm tội là phụ nữ có thai tại thời điểm phạm tội hay trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trường hợp sau khi bị khởi tố bị cáo mới có thai thì Tòa án vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội là phụ nữ có thai” đối với bị cáo. Đối với trường hợp của bị cáo B sau khi bị khởi tố B đã mang thai, nhưng đến ngày xét xử thì B đã xảy thai thì có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trên hay không thì để được hưởng tình tiết này thì điều kiện cần và đủ là người phạm tội phải là phụ nữ có thai, vì vậy trước khi tuyên án, nếu bị can, bị cáo đã mang thai và đến ngày xét xử thì sẽ được hưởng tình tiết này khi tuyên án và ngược lại, vào thời điểm áp dụng bị can, bị cáo đã sảy thai thì mặc nhiên không thể xem là phụ nữ có thai để áp dụng tình tiết này.[5]
Như vậy,hướng dẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ này mới chỉ dừng ở giải đáp vướng mắc của TANDTC, để áp dụng pháp luật thống nhất, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
* Kiến nghị
Nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật có tính thống nhất, nghiêm minh, đúng với chính sách nhân đạo của Nhà nước là bảo đảm lợi ích tốt nhất của người phạm tội, trừng trị nhưng vẫn có chính sách khoan hồng, hạn chế áp dụng pháp luật mang tính tùy nghi, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể áp dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 và làm rõ các vấn đề như: Xác định như thế nào để được coi là gây thiệt hại không lớn tại điểm h; hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (điểm g); có thai nhưng khi xét xử bị xảy thai thì có được áp dụng giảm nhẹ không? (điểm n)….
[1] Xem Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 phần thứ nhất “Những quy định chung” – Tác giả Đinh Văn Quế (nguyên thành viên Hội đồng Thẩm phán, Chánh Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao).
[2] Xem bài viết: Một số vướng mắc trong việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự tại trang web: http://toaandaklak.gov.vn/trao-doi-nghiep-vu/mot-so-vuong-mac-trong-viec-ap-dung-cac-tinh-tiet-giam-nhe-va-tang-nang-trach-nhiem-hinh-su-5065.html
[3] Xem Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 phần thứ nhất “Những quy định chung” – Tác giả Đinh Văn Quế (nguyên thành viên Hội đồng Thẩm phán, Chánh Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao).
[4] Xem bài viết: Có thai khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú, có được hưởng tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là phụ nữ có thai” ? của tác giả Đỗ Thành Thắng (Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân) tại trang web: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/co-thai-khi-bi-cam-di-khoi-noi-cu-tru-co-duoc-huong-tinh-tiet-giam-nhe-nguoi-pham-toi-la-phu-nu-co-thai
[5] Xem bài viết “A được hưởng tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội là phụ nữ có thai” của tác giả Đặng Duy Thanh (VKSND thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) tại trang web: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/a-duoc-huong-tinh-tiet-giam-nhe-nguoi-pham-toi-la-phu-nu-co-thai
Theo Tạp chí tòa án
Cập nhật bởi MinhPig ngày 01/07/2020 10:15:35 SA